Vải len là một chất liệu vô cùng quen thuộc tại những nơi có khí hậu lạnh vì có khả năng cách nhiệt, giữ ấm vô cùng tốt. Vải được làm chủ yếu từ sợi tự nhiên và sợi tổng hợp với những đặc tính tương tự nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng. Cùng tìm hiểu chi tiết về chất vải len đặc biệt này trong bài viết sau bạn nhé!
Mục lục
- 1 Tìm hiểu về vải len là gì?
- 2 Nguồn gốc ra đời của vải len ra sao?
- 3 Quy trình sản xuất vải len như thế nào?
- 4 Ưu điểm và nhược điểm của vải len
- 5 Các loại vải len thông dụng trên thị trường
- 6 Ứng dụng tuyệt vời của các loại vải len trong cuộc sống
- 7 Kinh nghiệm nhận biết vải len động vật và len tổng hợp
- 8 Bảo quản và làm sạch vải len đúng cách giúp tăng tuổi thọ
- 9 Lợi ích khi mua vải len tại Kiến Hòa
- 10 Địa chỉ cung cấp vải len uy tín, giá tốt nhất tại TPHCM
Tìm hiểu về vải len là gì?
Vải len là loại vải được làm chủ yếu từ lông động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà,… Hiện nay, trước nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng và sự khan hiếm của nguồn sợi tự nhiên, người ta bắt đầu ưa chuộng các sản phẩm làm bằng sợi len nhân tạo như poly, acrylic,… với giá thành thấp hơn nhưng vẫn sở hữu những đặc tính tương tự.
Vải len nói chung có đặc tính cách nhiệt, cách điện và đặc biệt là đem lại khả năng giữ ấm cực kỳ tốt. Sản phẩm được làm từ sọi len cũng có độ bền cao, vì vậy thường được sử dụng trong ngành may mặc hay sản xuất chăn, ga, gối đệm.
Nguồn gốc ra đời của vải len ra sao?
Vải len được ra đời từ 4000 năm trước công nguyên ở vùng Địa Trung Hải. Khi đó, con người đã thuần hóa được loài cừu, bên cạnh việc nuôi chúng để lấy thịt thì người ta còn phát hiện ra lớp lông cừu có thể tận dụng để dệt thành những tấm áo có thể giữ ấm vào mùa Đông. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt từ sợi len còn khá thô sơ và đơn giản.
Đến giai đoạn từ năm 3000 đến 1000 trước công nguyên, kỹ thuật dệt vải từ sợi lông cừu được cải tiến hơn nhờ công lao của những thợ buôn đến từ Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đã đem sợi len đi khắp Châu Âu. Thậm chí, việc kinh doanh sợi len và vải len trong giai đoạn từ thế kỉ 10 đến thế kỷ 11 rất phát đạt.
Kèm theo sự phát triển rực rỡ này, nước Anh trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất thế giới. Lông cừu sẽ được thu hoạch và vận chuyển sang Bỉ để sản xuất vải, nhờ vậy mà nước Bỉ cũng trở thành nhà xưởng sản xuất vải sợi len hàng đầu vào thời điểm đó.
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự thuận lợi của các hoạt động giao thương mà sợi len cũng như các sản phẩm làm từ chất liệu này được du nhập đến nhiều quốc gia trên thế giới và trở nên phổ biến như ngày nay.
Quy trình sản xuất vải len như thế nào?
Để có được tấm vải len chất lượng và sở hữu đầy đủ các đặc tính tốt, người ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn, cụ thể như sau:
Bước 1: Thu hoạch xơ lông bằng cách cắt xén lông cừu hoặc các loài động vật.
Bước 2: Làm sạch lông để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, mỡ của con vật bám trên lông. Đảm bảo phải loại bỏ hoàn toàn lớp mỡ động vật trước khi kéo sợi.
Bước 3: Tẩy trắng bằng cách ngâm trong nước hoặc kết hợp với các chất phụ gia chuyên dụng.
Bước 4: Phơi khô lông và phân loại thành các kiện.
Bước 5: Quay len thành sợi bằng máy kéo sợi, người ta thường áp dụng một trong 2 phương pháp đó là chải thô và chải kỹ.
Sợi len sau khi được kéo hoàn thành sẽ được dệt thành tấm hoặc quấn lại thành từng cuộn để dễ dàng cho việc đan dệt và vận chuyển đến các công đoạn khác. Ngoài ra, sợi len cũng có thể sẽ được đem đi nhuộm thành các màu theo yêu cầu để tạo ra các sản phẩm như quần áo, chăn, ga, gối, nệm,…
Ưu điểm và nhược điểm của vải len
Vải len cũng sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, hiểu được những điều này, bạn có thể dễ dàng ứng dụng chất liệu này trong các ứng dụng đời sống. Sau đây là một số ưu và nhược điểm nổi bật của chất vải này, các bạn cùng tham khảo nhé!
Ưu điểm vượt trội mà vải len mang lại
Vải len sở hữu chất vải mềm mại, mịn màng và thường không bị nhăn, khi mặc cũng không gây ra cảm giác cọ xát, khó chịu cho người sử dụng.
Khả năng cách nhiệt, giữ ấm của len được đánh giá rất cao, vì vậy thường được ứng dụng để làm trang phục dành cho mùa đông.
Bên cạnh đó, vải cũng sở hữu đặc tính đàn hồi và có tính co giãn tốt, phù hợp để tạo ra các mẫu trang phục mùa Đông hiện đại, trẻ trung, tôn vóc dáng cho người mặc.
Ngoài ra, vải len cũng có khả năng giữ màu tốt, lâu phai sau khi nhuộm, đem đến nhiều phiên bản độc đáo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Nhược điểm của vải len là gì?
Bên cạnh ưu điểm, vải cũng sở hữu một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý trước khi sử dụng:
Sợi len rất dễ bị rách, nếu một sợi len bị đứt thì những sợi khác cũng bị rời ra theo và toàn bộ tấm vải sẽ bị hỏng mà không thể vá lại được.
Khả năng thấm hút nước cao của vải len cũng có thể trở thành nhược điểm khi chúng bị ngấm nước. Quần áo làm bằng len khi giặt sẽ rất lâu khô, ngoài ra còn rất dễ bị biến dạng nếu giặt sấy không đúng cách.
Các loại vải len thông dụng trên thị trường
Hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại vải len chất lượng cao được làm từ các chất liệu khác nhau như cotton, lông thỏ, lông cừu, polyester,…
Vải len gân
Với cấu trúc vải đan chặt và độ co giãn tốt, vải len gân thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm ôm sát cơ thể như chân váy ôm, áo thun len hoặc quần legging. Vì vậy mà loại vải này thường được các chị em yêu thích vì có thể tôn lên vẻ đẹp quyến rũ của những đường cong cơ thể.
Vải len cotton
Vải len cotton kết hợp sự mềm mại của len và tính thoáng khí của cotton, tạo nên cảm giác thoải mái cho người mặc. Đây cũng là loại vải khá dễ dàng trong việc giặt giũ vì vậy rất thích hợp để may các sản phẩm quần áo hàng ngày, đồ ngủ hay đồ mặc nhà.
Vải len lông thỏ
Với đặc tính mềm mại và ấm áp, vải len lông thỏ thường được sử dụng để làm áo len, áo khoác hay các loại quần áo mùa Đông, đem lại cảm giác ấm áp và dễ chịu trong những ngày lạnh giá.
Vải len cashmere
Vải len cashmere được làm từ lông của dê cashmere, nổi tiếng với độ mịn và mềm mại cao. Sản phẩm từ mang đến cảm giác sang trọng và ấm áp, đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những bộ sưu tập thời trang mùa Đông ấn tượng.
Vải len lông cừu
Với đặc tính ấm áp và độ bền cao, vải thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao như áo len, khăn, và quần áo mùa Đông. Loại vải này có khả năng giữ ấm tốt và độ bền rất cao, sử dụng trong thời gian dài mà không phải lo về chất lượng của sản phẩm.
Vải len tăm mỏng
Vải len tăm mỏng có đặc tính mỏng nhẹ và thoáng khí, phù hợp cho để may các trang phục dành cho mùa xuân hoặc mùa thu nhẹ nhàng như áo len mỏng, áo khoác mỏng hoặc khăn quàng.
Vải len pha Polyester
Sự pha trộn giữa len và polyester tạo ra loại vải len pha Polyester có độ bền cao và khả năng chống nhăn hiệu quả. Sự kết hợp này giúp các sản phẩm có thể giữ được form dáng và màu sắc như mới kể cả đã sử dụng trong thời gian dài. Đây là lựa chọn phổ biến trong sản xuất quần áo thể thao và quần áo hàng ngày.
Vải len dệt kim
Vải len dệt kim với cấu trúc đan chặt tạo ra độ co giãn tốt và độ bền cao, thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm yêu cầu độ ôm vừa phải và co giãn tốt như áo len, váy len và quần len.
Ứng dụng tuyệt vời của các loại vải len trong cuộc sống
Vác loại vải len không chỉ được sử dụng để may các loại trang phục, khăn choàng, quần áo giữ ấm mà còn đóng nhiều vai trò trong đời sống, trong đó nội thất, phân bón, vật liệu làm sạch và chất chữa cháy.
May quần áo bằng chất vải len
Với sự ấm áp và đa dạng về kiểu dáng, vải len là vật liệu lý tưởng để may quần áo cho mọi mùa trong năm. Áo len không chỉ mang lại cảm giác ấm áp trong mùa Đông mà còn tạo nên phong cách sang trọng và thoải mái.
Nếu đầm len sở hữu độ co giãn tốt và đem lại cảm giác mềm mại cho những dịp cần sự thoải mái mà vẫn đảm bảo phong cách. Thì quần len với đa dạng kiểu dáng từ quần bò len đến quần dài len sẽ mang lại sự linh hoạt trong lựa chọn trang phục hàng ngày với sự ấm áp và thoải mái.
Sử dụng vải len vào ngành nội thất
Sử dụng các loại vải len trong trang trí nội thất là một cách tuyệt vời để tạo ra không gian sống đầy ấm áp theo ý thích của bạn. Rèm cửa bằng len sẽ đem lại sự ấm cúng và mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống. Bên cạnh đó, ghế sofa bọc len sẽ mang đến cảm giác thoải mái và tạo điểm nhấn độc đáo cho phòng khách.
Mặt khác, gối bằng len cũng được sử dụng để tạo sự ấm áp và phong cách cho không gian sống, trong khi đó, thảm len trải sàn sẽ giúp không gian trở nên ấm cúng và mềm mại hơn.
Làm phân bón từ vải len
Các loại vải len đã qua sử dụng cũng có thể được tái chế thành phân bón hữu cơ. Việc tái chế len thành phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất canh tác.
Điều này cũng giúp giảm lượng rác thải khó phân hủy ra môi trường, đồng thời tạo ra một nguồn phân bón tự nhiên giàu dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng. Bón phân bằng vải len bỏ đi không chỉ giúp cải thiện chất lượng đất, mà còn góp phần vào việc duy trì một môi trường lành mạnh cho cộng đồng và hệ sinh thái.
Vật liệu làm sạch từ chất vải len
Vải có khả năng thấm hút nước cao và có thể giữ lại các hạt bụi mịn vì vậy mà người ta cũng sử dụng chất liệu này để sản xuất ra những thiết bị làm sạch sử dụng trong gia đình. Các sản phẩm làm sạch từ len có thể là khăn lau, tấm lọc trong máy lọc không khí.
Khăn lau len có khả năng thấm nước tốt và có độ bền cao, trong khi đó, tấm lọc bằng chất len được sử dụng để lọc không khí hoặc nước, loại bỏ bụi, vi khuẩn và các hạt độc hại khác.
Việc sử dụng len trong các thiết bị làm sạch giúp có thể thay thế cho các vật liệu như giấy, nhựa và hóa chất xử lý. Đồng thời còn giúp giảm lượng rác thải và đem lại các tác động tích cực cho môi trường.
Vải len ứng dụng vào chữa cháy
Vải len được ứng dụng trong lĩnh vực chữa cháy nhờ vào khả năng chịu nhiệt tốt và đặc tính chống cháy tự nhiên.
Các sản phẩm bảo vệ cháy làm từ chất vải này như: Chăn chữa cháy hoặc rèm cửa chống cháy, có thể giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lan truyền của lửa hiệu quả.
Với khả năng cản trở ngọn lửa và giảm thiểu tổn thất, thì len còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng cũng như tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ.
Kinh nghiệm nhận biết vải len động vật và len tổng hợp
Như đã đề cập, hiện nay trên thị trường có 2 loại vải len chính đó là len tự nhiên và len nhân tạo. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt các loại vải len này, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo sau đây nhé!
Đối với len động vật, bạn sẽ cảm thấy rất mềm mại, mịn màng và ấm áp khi sờ vào. Trong khi đó, nếu là len nhân tạo thì sẽ không đạt độ mịn màng và ấm áp tốt bằng.
Ngoài ra, len tự nhiên sẽ không có độ đàn hồi bằng len nhân tạo nhưng thường sở hữu vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể phân biệt 2 loại vải len này bằng cách đốt cháy, nếu có mùi khét như của tóc thì đó là len tự nhiên, còn nếu có mùi khét như nhựa và vón cục lại thì chắc hẳn là làm từ sợi tổng tổng hợp.
Bảo quản và làm sạch vải len đúng cách giúp tăng tuổi thọ
Vải len dù là nhân tạo hay tự nhiên đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, vi vậy mà chúng cũng cần được bảo quản đúng cách để duy trì tính thẩm mỹ, độ bền lâu dài. Sau đây là một số mẹo bảo quản và làm sạch len đúng cách:
- Vải len thường có xu hướng giãn ra theo thời gian, vì vậy, bạn không nên treo quần áo len trên móc trong thời gian dài, thay vào đó hãy gấp gọn và đặt trong ngăn kéo.
- Khi bảo quản len, tuyệt đối không để ánh nắng Mặt Trời chiếu trực tiếp vào vì có thể làm phai màu len.
- Vì len cũng có khả năng thấm hút ẩm tốt nên bạn cần để đồ len ở những nơi khô thoáng nhằm hạn chế nguy cơ hình thành nấm mốc.
- Khi giặt len, cần xem kỹ loại len để có cách giặt đúng.
- Nếu sử dụng máy giặt, hãy chọn chế độ giặt nhẹ để không làm hỏng cấu trúc len.
- Không nên vắt len quá mạnh vì có thể làm biến dạng cấu trúc áo.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi làm sạch len để tránh làm hỏng tính chất tự nhiên của len.
Lợi ích khi mua vải len tại Kiến Hòa
Kiến Hòa là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sản xuất các loại vải, trong đó có vải len, với thương hiệu uy tín, luôn đem đến những sản phẩm chất lượng hàng đầu. Đến với Kiến Hòa, bạn sẽ được tận mắt kiểm tra những sản phẩm len chất lượng cao được sản xuất ngay tại nhà xưởng với công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại.
Các phân đoạn thu hoạch, xử lý, kéo sợi, dệt nhuộm thành phẩm vải sợi len tại Kiến Hòa đều được thực hiện theo quy trình khép kín. Ngoài ra còn có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên giám sát, kiểm tra chất lượng thường xuyên, vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các sản phẩm vải tại Kiến Hòa.
Bạn cũng sẽ được đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình tư vấn 24/7 về các phương án nhập nguồn hàng vải len chất lượng với giá ưu đãi nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có các chính sách bảo hành, vận chuyển, đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
Địa chỉ cung cấp vải len uy tín, giá tốt nhất tại TPHCM
Nếu bạn đang lo lắng trong việc tìm kiếm nguồn hàng vải len chất lượng, giá tốt tại TPHCM thì Kiến Hòa chính là địa chỉ đáng tin cậy nhất hiện nay.
Kiến Hòa sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành dệt và 15 năm trong ngành nhuộm với sự am hiểu về thị trường, luôn đem đến những sản phẩm phù hợp với xu hướng hiện tại. Không chỉ vậy, giá cả nhập hàng tại Kiến Hòa luôn được cân nhắc với mức tốt nhất để tạo điều kiện cho các đối tác, khách hàng có thể sản xuất ra những mặt hàng theo nhu cầu.
Các sản phẩm được sản xuất bởi Kiến Hòa cũng rất đảm bảo về mặt chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, đồng thời cam kết an toàn, thân thiện với môi trường nhờ sử dụng nguồn nguyên liệu sạch. Hãy đến với Kiến Hòa ngay hôm nay để nhận các phương án nhập sỉ vải len tối ưu nhất!
Trên đây là một số thông tin giới thiệu về vải len là gì, các ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống. Có thể thấy loại vải này đóng nhiều vai trò và được sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Nếu có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ bán vải thun len chất lượng TPHCM, hãy liên hệ cho Kiến Hòa qua hotline 0937 887 388 ngay hôm nay bạn nhé!