Vải lưới chắc hẳn không còn xa lạ gì với mọi người, hiện nay loại vải này được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Có thể nói, vải thun lưới đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ về loại vải thun lưới này? Chất vải này có những ưu điểm nổi bật nào? Có bao nhiêu loại vài lưới thông dụng được dùng nhiều trên thị trường? Dệt May Kiến Hoà sẽ mang đến cho bạn các nhìn tổng quan nhất về loại vải này ngay trong bài viết sau:
Mục lục
- 1 Vải lưới là gì?
- 2 Nguồn gốc ra đời của vải lưới
- 3 Ưu điểm và nhược điểm của vải lưới là gì?
- 4 Các loại vải lưới thông dụng trong đời sống
- 5 Ứng dụng tuyệt vời của vải lưới trong cuộc sống
- 6 Hướng dẫn bảo quản và làm sạch vải lưới đúng cách
- 7 Lợi ích khi mua vải lưới tại Dệt Kim Kiến Hòa
- 8 Mua vải lưới ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?
Vải lưới là gì?
Vải lưới hay còn được gọi là vải thun lưới (tên tiếng Anh: mesh fabric), loại vải này có cấu tạo từ hạt nhựa PVC (Polyvinylchloride) hoặc nhựa PP (Polypropylene). Sau khi nấu chảy hạt nhựa sẽ được kéo thành sợi và dệt thành các tấm vải.
So với các loại vải khác, thì thun lưới có kết cấu dệt tương đối lỏng lẻo vì thế hình thành nên các lỗ thoát khí cỡ lớn trên bề mặt vải, có hình dáng như tấm lưới nên được gọi với tên là vải thun lưới hay là vải mesh.
Do có nhiều lỗ thoát khí to trên bề mặt nên mang lại sự thoáng khí, thoải mái cho người mặc. Khi sử dụng làm trang phục bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư thái đặc biệt là vào những thời điểm nóng bức.
Nguồn gốc ra đời của vải lưới
Vải thun lưới đã được phát hiện từ khi nào? Có phải loại vải này có nguồn gốc lâu đời? Đúng như vậy, ngày xưa nhiều người thường sử dụng thun lưới như một dụng cụ để đánh bắt cá hay dùng chúng để làm túi đựng đồ,… Tuy nhiên, vải được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc thì phải đến gần cuối thế kỷ 19.
Chất liệu vải mesh được ông Lewis Haslam là một chủ nhà máy người Anh phát hiện và lên ý tưởng sáng tạo. Nhân một lần tình cờ ông thấy người dì của mình sử dụng đôi găng tay lưới trong thời tiết giá lạnh.
Ông đã nảy sinh ý tưởng táo bạo thử nghiệm tạo ra chất liệu vải dệt kim cấu trúc khá lỏng lẻo. Chỉ trong thời gian ngắn, Lewis Haslam đã thành lập nên công ty sản xuất vải thun lưới có tên Aertex – một trong những công ty chuyên sản xuất vải lưới đầu tiên trên toàn thế giới. Đến cuối thế kỷ 19, vải được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang và dần trở nên phổ biến rộng rãi với nhiều phiên bản mới lạ như ngày nay.
Ưu điểm và nhược điểm của vải lưới là gì?
Vải thun lưới là loại vải có cấu trúc mắc lưới với các lỗ lớn giữa các sợi vải, do đó mà loại vải này mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội, bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm bị hạn chế.
Ưu điểm vượt trội của vải thun lưới
Khả năng co giãn tốt: Với các sản phẩm thời trang, trong quá trình sản xuất vải thành phần của vải sẽ được cho thêm sợi spandex để làm tăng độ co giãn cho vải. Sử dụng trang phục được làm từ thun lưới để sinh hoạt hay vận động sẽ mang đến cảm giác thoải mái hơn.
Độ bền cao: Được làm từ nhựa PVC hoặc nhựa PP dệt thành vải nên thun lưới có độ bền cao. Vải cũng hạn chế tình trạng nhão hay bị biến dạng trong quá trình giặt và sử dụng.
Thoáng mát: Vải có cấu trúc dệt lỏng lẻo nên hình thành các lỗ thoáng khí to trên bề mặt vải, giúp lưu thông không khí hiệu quả, tạo sự thoáng mát trong quá trình sử dụng.
Giá thành phải chăng: Các thành phần sản xuất vải lưới là những chất nhân tạo, nguyên liệu tổng hợp dễ tìm mua, vì thế mà vải có giá thành tương đối rẻ.
Màu sắc đa dạng: Hiện nay, vải thun lưới không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn cả về màu sắc, phù hợp với nhu cầu sở thích của nhiều người.
Nhược điểm của vải thun lưới
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà vải thun lưới mang lại cho người dùng. Loại vải này vẫn có một số hạn chế nhất định mà bạn cần lưu ý:
Khả năng giữ nhiệt kém: khác với những loại vải trên thị trường hiện nay, vải thun lưới có kết cấu lỗ to nhỏ khác nhau. Vì thế khả năng giữ nhiệt của loại vải này rất kém và không được sử dụng nhiều trong thời điểm lạnh. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng vào mùa đông bạn có thể kết hợp loại vải này như một phụ kiện làm điểm nhấn cho bộ trang phục.
Khả năng thấm hút mang tính tương đối: sở hữu thành phần chính là nhựa tổng hợp nên loại vải này thường không thấm hút mồ hôi tốt như các loại vải khác. Khi ra mồ hôi dễ cảm cảm giác bết dính, khó chịu.
Phải giặt đúng cách: Do có kết cấu khá đặt biệt, để giữ được phom dáng bạn chỉ nên giặt bằng tay. Việc dùng máy giặt sẽ khiến vải dễ bị hư hỏng.
Các loại vải lưới thông dụng trong đời sống
Thực tế, trên thị trường có nhiều loại vải thun lưới đã được ứng dụng vào nhiều mục đích, với các nhu cầu sử dụng khác nhau, sau đây là một số loại thun lưới phổ biến hiện nay.
Vải voan lưới
Loại vải voan lưới sở hữu những đặc trưng cơ bản của vải voan, vải có độ mỏng nhẹ, độ bền cao đồng thời thấm hút rất tốt nhưng khả năng co giãn khá kém. Vải voan lưới thừng được sử dụng để mang rèm cửa, màn ngủ cũng như làm các chi tiết trang trí phụ kiện, quần áo.
Vải voan lưới còn khá phổ biến trong lĩnh vực làm đồ handmade như bình hoa vải voan, trang phục quần áo búp bê, móc khoá, đồ trang trí,…
Vải lưới mịn (vải lưới mềm)
Vải lưới mịn hay còn được gọi là vải lưới mềm, đây là loại vải được tạo từ phương pháp dệt sợi ngang kết hợp với sợi dọc. Tạo nên một tấm vải dưới dạng hình chữ nhật hay hình vuông nhỏ. Sản phẩm có độ mịn khi sờ lên cho cảm giác mềm mại và mỏng nhẹ. Có độ bền cao, sử dụng được lâu dài và tiện dụng.
Loại vải này thường được ứng dụng để sản xuất bông tắm, bởi chất liệu mềm mại nhưng lại cho khả năng làm sạch da cao.
Vải lưới cứng
Vải lưới cứng là loại vải được làm trực tiếp từ nguyên vật liệu gồm: sợi cotton và sợi polyester. Vì thế, chất vải thun lưới khá cứng và đanh. Chất vải này thường được dùng trong lĩnh vực may mặc dùng làm lớp lót trong quần áo để tạo nên độ phồng nhất định cho bộ trang phục.
Loại vải cứng này có độ bền cao, mang đến cảm giác mát mẻ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, loại vải này không gặp tình trạng bị xù lông, phai màu khi giặt nhiều lần cũng như không xuất hiện tình trạng mất phom dáng quần áo.
Vải lưới kim tuyến
Đây là loại vải trơn được phủ kim toán lên trên bề mặt vải. Vải thun lưới kim tuyến thường cho độ mềm mại nhất định vì thế được sử dụng để may lớp chắn mũ của em bé. Ngoài ra, sở hữu màu sắc tươi sáng, lấp lánh,… vải kim tuyến lưới còn được sử dụng làm vật dụng trang trí quần, tạo nên điểm nhấn, sự sang trọng cho bộ trang phục.
Vải lưới polyester
Vải polyester lưới có đặc tính thấm hút tốt, chất vải mỏng nhẹ, cho độ thoáng khí cao, không gây ra tình trạng bí mồ hôi. Bởi thế loại vải này thường được ứng dụng cao trong việc sản xuất quần áo thể thao cũng như các món đồ thể thao khác nhau.
Vải lưới tricot
Vải lưới tricot có cấu trúc các sợi vải đan xen nhau, tạo nên bề mặt vải khá nhẵn bóng. Thành phần tạo nên vải lưới tricot là polyester nên vải cho độ bền rất cao. Vải tricot lưới thường được sử dụng để may đồ thể thao cũng như đồ nội y.
Vải lưới cotton
Vải Cotton lưới thường được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thời trang, may mặc. Thành phần trực tiếp để tạo nên vải thường là những nguyên liệu thiên nhiên như sợi bông.
Loại vải này đem lại cảm giác mềm mịn, khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải sợi cotton thun lưới có đa dạng về màu sắc, dễ dàng tìm mua trên thị trường với mức giá rẻ.
Vải lưới textilene
Vải lưới textilene có cấu tạo từ sợi polyester và PVC, cho độ bền cao, chắc chắn, không thấm nước phù hợp sử dụng ở các khu vực ngoài trời. Thông thường vải textilene lưới thường được dùng làm bàn ghế để ngoài trời, ngoài biển hay các khu nghỉ dưỡng.
Lưu ý: loại vải này chưa được sản xuất ở Việt Nam. Nếu muốn mua vải textilene, bạn cần phải mu trực tiếp từ các nước như Trung Quốc và Đài Loan.
Vải lưới nylon
Vải lưới nylon thường được lựa chọn dùng trong lĩnh vực may mặc, thời trang. Tuy nhiên, vải nylon lưới lại được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các món đồ vật dụng hằng ngày như túi giặt quần áo, màn lều,…
Ứng dụng tuyệt vời của vải lưới trong cuộc sống
Vải thun lưới đã và đang là một loại chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người cho đến thời điểm hiện nay. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà vải sẽ có những thiết kế phù hợp nhất định.
Làm lưới đánh bắt: Đây là ứng dụng đầu tiên cũng ứng với tên gọi của mình – vải thun lưới. Để chọn làm lưới đánh bắt người ta sẽ sử dụng những tấm vải thun lưới có lỗ to để đánh cá trên sông.
Làm màng lọc: Vải còn được sử dụng làm màn lọc nước, lọc xác đồ ăn hoặc của có thể sử dụng làm túi giặt máy.
Làm quần áo thể thao, giày dép: Do có độ thoáng khí cùng độ bền cao, vải còn được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc quần áo thể thao, giày dép. Một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng vải lưới trong bộ sưu tập trang phục thể thao như: Adidas, Nike,…
Làm phụ kiện trang phục: Chất liệu vải thun lưới cũng rất được ưa thích trong việc tạo điểm nhất cho những bộ trang phục đầm váy, mũ nón, túi xách các loại. Ngoài ra còn được sản xuất làm quần định hình, nịt bụng,…
Làm đồ nội y: Nhờ vào đặc tính thoáng mát nên vải thun lưới còn được dùng để tạo nên những món đồ nội y. Tạo sự thoải mái cũng như tăng thêm nét gợi cảm, quyến rũ cho người dùng.
Làm đồ nội thất: Nhờ có sự đa dạng về kiểu dáng lẫn thiết kế, vải thun lưới còn được ứng dụng cao trong lĩnh vực nội thất, đơn cử như là rèm cửa, võng nằm, ghế lưới. Góp phần tạo nên sự đa dạng và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Hướng dẫn bảo quản và làm sạch vải lưới đúng cách
✔️ NÊN sử dụng nước lạnh để giặt vải thun lưới, do vải được dệt chủ yếu từ các loại hạt nhựa nên sử dụng nước ở nhiệt độ quá cao có thể khiến vảo lưới bị mất kết cấu lúc đầu, gây nên tình trạng sun vải, biến dạng vải.
✔️ HẠN CHẾ phơi vải thun lưới dưới ánh nắng mặt trời gắt gao quá lâu.
✔️ Trong quá trình giặt bạn CẦN phải nhẹ tay với loại vải này, không nên sử dụng quá nhiều lực để vò hay vắt vải. Ngoài ra, không giặt vải thun lưới với những món đồ có khoá, phụ kiện kim loại, để tránh trường hợp vải bị rách.
✔️ Vải có đặc tính rất ít nhăn sau khi giặt, để vải có tuổi thọ lâu và bền tốt nhất bạn KHÔNG NÊN sử dụng bàn ủi để làm phẳng vải.
Lợi ích khi mua vải lưới tại Dệt Kim Kiến Hòa
Không chỉ là đơn vị chuyên sản xuất – kinh doanh vải dệt tập trung hướng đến mục tiêu mang lại cho khách hàng những tấm vải đạt chuẩn chất lượng. Kiến Hoà còn không ngừng cải tiến liên tục những hoạt động dịch vụ của công ty nhằm mang đến sự hài lòng tối đa, những giá trị bền vững cho Quý khách hàng.
✅ Bởi thế, khi chọn mua vải dệt nói chung và vải lưới nói riêng tại Dệt Kim Kiến Hòa, Quý khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích tiêu biểu:
✅ Được hỗ trợ tư vấn miễn phí về kỹ thuật, chủng loại, màu sắc (nếu yêu cầu).
✅ Được mua sản phẩm với mức giá tại xưởng cạnh tranh nhất thị trường.
✅ Được hưởng chiết khấu ưu đãi đối với những đơn hàng số lượng lớn.
✅ Luôn có những chính sách mua hàng, đổi trả hợp lý.
✅ Đảm bảo giao đúng số lượng theo đúng tiến độ đã cam kết.
✅ Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, khép kín, đảm bảo mang cho thành phẩm chất lượng, không phai màu đến tay khách hàng.
Với tầm nhìn phát triển thành nhà cung cấp vải dệt số một trên thị trường Việt Nam. Dệt Kim Kiến Hoà luôn không ngừng nâng cao công nghệ để cho ra đời những dòng sản phẩm chất lượng, phù hợp thị hiếu người dùng.
> Quý khách hàng đang cần hỗ trợ tư vấn bảng giá vải thun lưới các loại, hãy nhanh chóng liên hệ hotline: 0937 887 388, Dệt May Kiến Hoà luôn sẵn sàng phục vụ tận tình!
Mua vải lưới ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?
Với nhu cầu sử dụng vải thun lưới ngày càng tăng cao, vì thế nguồn cung cũng đang cực kỳ đa dạng. Vải lưới mua ở đâu có giá tốt nhất cũng như được đảm bảo chất lượng? Ắt hẳn đây là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc. Bởi chúng ta ai cũng rõ, việc lựa chọn chính xác đơn vị uy tín sẽ giúp tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí rất nhiều.
Nếu bạn cần tìm một địa chỉ mua vải thun lưới uy tín, chuyên nghiệp có giá sỉ tốt nhất thị trường thì không nên bỏ qua – Dệt Kim Kiến Hòa. Là đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may và 15 năm trong lĩnh vực nhuộm.
Với quy mô lớn (nhà máy dệt – 10.000m2 và nhà máy nhuộm – 6.800m2), trang thiết bị hiện đại cùng thế thống quản lý áp dụng công nghệ 4.0 tiên tiến. Đảm bảo được quy chuẩn đầu ra của sản phẩm được tối ưu với mức phí tiết kiệm nhất.
Các sản phẩm vải của Dệt May Kiến Hoà đều sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao, thân thiện với môi trường và an toàn sức khỏe người dùng. Chúng tôi tin rằng, Dệt May Kiến Hoà sẽ là địa chỉ mua vải lưới giá sỉ chất lượng có mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường!
Mọi thông tin tư vấn cũng như bảng giá sỉ vải thun lưới các loại, kính mời Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline – 0937 887 388 hoặc qua các địa chỉ sau:
Cửa hàng 1: 372 Phú Thọ Hòa, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng 2: 77 Đặng Phúc Thông (Dốc Lã), Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các thông tin hữu ích về loại vải lưới (vải mesh) trong bài viết này. Dệt May Kiến Hoà hy vọng sẽ giúp cho các bạn đọc giả hiểu hơn về loại vải này cũng như đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Và đừng quên theo dõi Kiến Hoà thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về lĩnh vực dệt may các bạn nhé!