Vải dệt kim là gì? Đặc tính, ứng dụng, địa chỉ mua vải dệt kim

Nói đến lĩnh vực may mặc, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến vải dệt kim. Tuy nhiên, chi tiết về loại vải này, nguồn gốc hay đặc tính của nó chắc hẳn là có rất ít người biết đến. Cùng tìm hiểu về loại vải dệt này trong bài viết dưới đây nhé!

Vải dệt kim

Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim (tiếng anh là knitting fabric) chính là loại vải được tạo thành từ những vòng sợi với nhau. Loại sản phẩm dệt này có dạng tấm, dạng ống, dạng chiếc. Vải được dệt nên từ một hoặc nhiều sợi uốn thành vòng. Các vòng này này móc nối nhau theo cột hay theo hàng thành vòng sợi từ đó tạo thành những vòng sợi với nhau. Vải này có 2 loại là dệt hàng ngang và dệt cột dọc.

Khi dệt những vòng sợi được liên kết với nhau theo quy luật tạo vòng. Loại vải này có sự liên kết giữa vòng trước và vòng sau tạo thành vải. Vì cấu trúc này tạo cho vải dệt này trở nên xốp và đàn hồi hơn.

Vải dệt kim là gì?
Chât vải dệt kim được tạo thành từ những vòng sợi liên kết với nhau

Nguồn gốc vải dệt kim

Vải dệt kim chưa xác định nguồn gốc chính xác từ đâu nhưng đã xuất hiện từ thời cổ xưa. Người ta phát hiện nó lần đầu tiên từ những thế kỷ 11 tại Ai Cập. Vải này bắt nguồn từ quá trình sản xuất vải và sợi xơ thừa được liên kết với nhau thành vòng sợi.

Một số đồ vật xa xưa được cho rằng là giống với vải dệt kim như là tất của người Romano, Ai Cập, khăn, mũ, khố… Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng loại vải này bắt nguồn từ các nước Trung Đông. Sau đó mới lan sang Địa Trung Hải và cuối cùng là Châu Mỹ và Châu Âu.

Nguyên liệu sản xuất vải dệt kim

Nguyên liệu chính để sản xuất vải dệt kim phổ biến bao gồm: tơ, lanh, cotton, len, viscose, rayon và các loại sợi khác. Nhà sản xuất thường thêm vào các vật liệu tổng hợp khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa chất lượng và độ bền.

Tính chất và cấu trúc của chất vải dệt kim

Chất vải dệt kim có đặc tính và cấu tạo khá phức tạp và độc đáo. Cùng khám phá đặc tính và cấu tạo của loại vải này nhé!

Cấu trúc vải dệt kim

Với cấu trúc dạng vòng sợi dệt theo các hướng khác nhau. Mỗi vòng dệt, sợi vải được xếp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm nghiêng theo hàng dệt kim. Theo cách sắp xếp này bề mặt vải sẽ có đường zigzag. Đồng thời, cấu tạo theo đối xứng nên có thể xiên qua trái hoặc phải.

Chất len dệt kim có độ đàn hồi rất cao và co giãn tốt. Vì thế vải có khả năng thoáng khí, ít nhăn nên tăng tính thẩm mỹ và độ bền cao. Nguyên liệu của vải dệt kim thường có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc các sợi nhân tạo. Điển hình là vải cotton dệt kim, được làm từ sợi bông tự nhiên. Đối với sợi nhân tạo, được sử dụng phần lớn là thành phần hóa học nên sẽ có độ dày, mỏng khác nhau tùy loại sợi tạo nên.

Cấu tạo vải dệt kim
Cấu tạo vải dệt kim giúp nó có độ đàn hồi và co giãn tốt

Tính chất của vải dệt kim

Với cấu tạo độc đáo của vải, thì vải cũng có các đặc tính tốt mà không loại vải nào có được. Cụ thể các đặc tính như sau:

  • Bề mặt vải xốp, thoáng và mềm mại
  • Có khả năng đàn hồi và co giãn tốt
  • Chịu được tác động lớn giúp cho vải có độ bền bỉ
  • Khả năng giữ nhiệt tốt
  • Vải ít nhăn, dễ làm sạch vết bẩn, hong khô.

Ưu nhược điểm của vải dệt kim

Kết cấu và đặc tính khá thú vị nên loại vải này có một số ưu nhược điểm khác nhau. Vậy ưu nhược điểm đó là gì, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Ưu điểm

  • Bề mặt vải mềm mại mang đến sự thoải mái dễ chịu khi mặc.
  • Tính thông thoáng nên rất phổ biến khi sử dụng vào mùa hè.
  • Được đánh giá cao về khả năng co giãn và đàn hồi tốt nhờ công nghệ dệt may nối sợi và liên kết vòng sợi.
  • Có khả năng giữ nhiệt cực đỉnh, đặc biệt nhất là loại vải len dệt kim được sử dụng nhiều trong mùa đông.
  • Khó bị nhăn bởi kết cấu tạo nên form dáng cố định, phẳng phiu.
  • Có độ mảnh sợi tốt trong các vòng sợi mang đến sự thẩm mỹ nhất định
  • Được ứng dụng phổ biến trong công nghệ may mặc do phù hợp với nhiều loại áo khác nhau.

Nhược điểm

  • Công nghệ dệt dựa trên các lớp vòng đan liên kết với nhau nên rất dễ bị tuột các vòng đan hơn so với các loại vải có liên kết khác. Có thể thấy ở một số sản phẩm khi sử dụng một thời gian sẽ có khoảng hở ở các vòng may.
  • Không bị nhăn ở tổng thể nhưng các mép vải dễ bị nhăn. Tuy nhiên, nhược điểm này không quá lớn và có thể khắc phục được bằng bàn ủi.
  • Vải dệt kim sẽ bị quăn mép vải. Mép dọc sẽ quăn về mặt trái vải, mép ngang sẽ quăn về mặt phải vải.
  • Ở vải dệt kim tính kéo rút biểu hiện rõ hơn so với vải dệt thoi.

Các phương pháp sản xuất vải dệt kim

Vải dệt kim thớ ngang

Dệt kim thớ ngang, hay còn gọi là “weft knitting” trong tiếng Anh. Trong quá trình dệt kim theo chiều ngang, sợi vải được đưa qua các vòng kim theo hướng ngang, từ một mép vải này sang mép vải kia để tạo ra các hàng ngang. Mỗi vòng kim tạo một hàng và quá trình này lặp lại liên tục để tạo thành một tấm vải dệt kim.

Các loại vải thường được dệt bằng kỹ thuật này bao gồm Single Jersey, Interlock, Rib, và nhiều loại khác.

Cấu trúc vải dệt kim thớ ngang
Cấu trúc vải dệt kim thớ ngang

Vải dệt kim đan dọc

Dệt kim đan dọc là cách tạo vải bằng cách sử dụng một sợi len duy nhất cho mỗi cột của vải. Đối với mỗi cột, sợi len chạy dọc theo chiều dài của vải và tạo ra các vòng lặp theo chiều rộng. Cấu trúc này làm cho vải trở nên chặt chẽ và ít co giãn hơn so với vải dệt kim đan ngang.

Quá trình dệt kim dọc được thực hiện bằng máy và tạo ra các loại vải như Tricot, Milan và Raschel. Cấu trúc đan dọc giúp vải giữ hình dáng tốt.

Vải dệt kim
Cấu trúc vải dệt kim đan dọc

Các loại vải dệt kim phổ biến trên thị trường hiện nay

Vải dệt kim có 2 loại chính đó là vải dệt ngang và vải dệt dọc. Trong đó, vải dệt ngang được chia làm 3 loại là Rib – Single – Interlock. Còn vài dệt dọc cũng được chia 3 loại là Tricot – Milan – Raschel. Đây là những loại vải dệt kim được sử dụng phổ biến hiện nay.

Interlock

Loại vải dệt kim này có 2 mặt giống nhau và đều được tính là mặt phải. Các cột vòng của loại vải này được xếp chồng khít lên nhau và bị che lấp bởi những cột vòng của lớp khác. Đặc điểm nhận dạng là không bị quăn ở mép, bề mặt bóng mịn. Vải interlock thường được sử dụng để may các mặc ngoài như áo khoác, quần áo thể thao….

Vải dệt kim Interlock
Vải Interlock có 2 bề mặt giống nhau, bề mặt bóng mịn

Rib

Vải Rib có 2 mặt phải nằm xen kẽ với các cột vòng trái tạo nên 2 lớp cột vòng trên 2 mặt phẳng song song. Vải này có độ dày cao và khả năng đàn hồi tốt. Đối với vải này cũng rất ít khi bị quăn mép so với các loại vải khác. Vải rib thường được sử dụng làm bo cổ áo, bo tay áo, bo lai áo,… trong các mặt hàng mặc ngoài ( Quần áo thời trang, quần áo thể thao, quần áo đường phố).

Vải Rib có độ dày và độ đàn hồi tốt
Vải Rib có độ dày và độ đàn hồi tốt

Single Jersey

Đối với loại vải này mặt trái và mặt phải nhìn khác nhau rõ rệt. Mặt phải của vải sẽ có các trụ vòng còn mặt trái thì sẽ là các hàng vòng. Loại vải này có độ dày ở mức trung bình và dễ bị quăn ở các mép vải. Vải single có độ mềm và thoáng thường được sử dụng làm áo thun, đồ lót, trang trí… trong các mặt hàng quần áo.

Tricot

Vải là sự kết hợp gân ngang ở mặt trái và gân sọc dọc ở mặt phải. Kết cấu này mang đến sự mềm mại. Loại này gồm các mẫu như: Simplex, Lachelle, Tico, Milanis.

Tham khảo thêm: Tất tần tật điều nên biết về vải tricot

Milan

Loại vải dệt kim gồm các gân dọc rõ nét ở mặt phải và gân chéo ở mặt trái. Loại vải này có trọng lượng nhẹ, mịn, đứng dáng và bền bỉ so với các chất vải khác.

Vải dệt kim Milan
Vải dệt kim Milan

Raschel

Kết cấu loại vải này khá phức tạp với hệ thống mặt lưới thưa, mặt trái và phải tương tự về cấu trúc. Loại vải này độ co giãn cực thấp, được sử dụng nhiều làm vật liệu thông gió trong thời trang.

Vải dệt kim Raschel
Vải dệt kim Raschel

Ứng dụng vải dệt kim trong thời trang, may mặc

Ngoài các loại vải như cotton, lụa,… thì vải dệt kim cũng được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang may mặc. Một số ứng dụng của chất liệu này trong thời trang:

  • Đầm váy – Áo khoác mỏng – Áo phông: Chất vải có sự mềm mại, thoáng mát nên khi may bằng vải này sẽ mang đến sự thoải mái cho người mặc.
  • Áo khoác dày – Quần: Với ứng dụng vải này thường sử dụng vải đôi để may để có sự chắc chắn. Đồng thời tạo độ dày và độ bền bỉ cho sản phẩm.
  • Đồ lót – Đồ bộ ở nhà: Khả năng co giãn cao, thoáng mát nên rất phù hợp để may đồ lót và đồ bộ. Thường sử dụng vải dệt kim dọc vì độ thoáng mát và nhẹ của loại vải này.
  • Jumpsuit – Đồ tắm – Váy: Loại vải này có sự thông thoáng, co giãn tốt nên khi mặc sẽ tạo nên sự năng động và trẻ trung.

Cơ sở cung cấp, phân phối vải dệt kim chất lượng cao

Bạn có biết cơ sở nào cung cấp nguồn vải dệt kim chất lượng cao không? Nếu chưa hãy tham khảo ngay Dệt Kim Kiến Hòa, công ty sản xuất vải dệt kim uy tín, chất lượng.

Với hơn 20 năm trong ngành sản xuất dệt đã cho thấy được sự uy tín, chất lượng. Cùng với sự cải tiến trong công nghệ mang đến những sản phẩm chất lượng nhất. Đồng thời, các nguyên liệu đầu vào luôn được lựa chọn một cách kỹ càng. Vì thế, bạn hoàn toàn an tâm nếu lựa chọn Dệt Kim Kiến Hòa là cơ sở cung cấp, phân phối vải tốt nhất.

Lợi ích khi mua vải dệt kim tại Dệt Kim Kiến Hòa

Khi lựa chọn mua vải dệt kim tại Dệt Kim Kiến Hòa, bạn sẽ nhận được những lợi ích nào? Cùng tìm hiểu những đặc quyền chỉ có khi mua vải tại đây nhé!

  • Sản phẩm vải dệt đảm bảo chất lượng.
  • Giá cả từng loại vải phù hợp với nhiều khách hàng khác nhau.
  • Giao hàng nhanh.
  • Đa dạng về các loại vải khác nhau.
Kiến Hòa - Địa chỉ mua vải dệt kim uy tín
Kiến Hòa – Địa chỉ mua vải dệt kim uy tín

Vải dệt kim có rất nhiều đặc tính và ứng dụng cao trong may mặc. Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ về loại vải dệt kim là gì rồi đúng không nào. Nếu bạn muốn tham khảo vải liên hệ Dệt Kim Kiến Hòa để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 887 388
0937 887 388