Công nghệ nhuộm vải đã và đang trở thành yếu tố quyết định trong ngành công nghiệp dệt may để tạo ra những sản phẩm vải đa dạng về màu sắc và chất lượng. Từ những tấm vải thô ban đầu, qua các quy trình nhuộm hiện đại, vải sẽ được khoác lên mình màu sắc sặc sỡ, nâng cao giá trị và mỹ so với sản phẩm thô.
Trong bài viết này, Kiến Hòa sẽ giới thiệu đến bạn công nghệ nhuộm vải phổ biến hiện nay và giải thích rõ các bước quy trình nhuộm để đưa các sản phẩm vải chất lượng đến tay khách hàng.
Mục lục
Nhuộm vải công nghiệp là gì?
Sau khi hoàn thành quá trình kéo sợi và dệt vải thô, vải thường mang những tông màu nhạt như vàng ngà hoặc trắng chưa đáp ứng được nhu cầu may mặc. Do đó, nhuộm vải là bước tiếp theo cần thiết để áp màu lên sợi vải, tạo nên những sản phẩm dệt đẹp mắt.
Nhuộm vải công nghiệp là một quy trình quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, được thực hiện để nhuộm màu sợi vải trên quy mô lớn. Quy trình nhuộm vải ngày nay sử dụng các máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm vải có màu sắc đa dạng, bền vững và đồng nhất.
Nhuộm vải công nghiệp là một quy trình phức tạp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó, việc sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt là yếu tố quan trọng để tạo nên ánh màu đồng nhất cho vải.
Các công nghệ nhuộm vải hiện đại phổ biến
Nhuộm vải là bước quan trọng quyết định sắc màu và chất lượng cuối cùng của sản phẩm dệt may. Để đạt được những sắc màu hoàn hảo, các nhà sản xuất dệt may đã phát triển và áp dụng nhiều phương pháp nhuộm hiện đại. Có 2 phương pháp nhuộm vải chính là nhuộm vải gián đoạn và nhuộm vải liên tục.
Nhuộm vải liên tục
Đối với những nhà máy cần sản xuất với quy mô lớn và yêu cầu độ ổn định cao, phương pháp nhuộm liên tục là sự lựa chọn hoàn hảo. Đây là phương pháp tối ưu để đáp ứng các đơn hàng lớn, đòi hỏi sự đồng bộ và chất lượng vượt trội.
Quy trình nhuộm liên tục bao gồm:
Bước 1: Vào vải
Vải được gỡ rối, duỗi thẳng và đặt vào vị trí ổn định, sẵn sàng cho quá trình nhuộm.
Bước 2:Ngấm ép dung dịch thuốc nhuộm
Vải vừa được đưa qua bể chứa dung dịch nhuộm vừa được đưa qua trục ép để đảm bảo thuốc nhuộm thấm đều trên toàn bộ bề mặt vải. Quá trình này có thể được thực hiện một hoặc hai lần, trước khi qua công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Sấy vải trung gian
– Đối với vải nhuộm bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên hay hoạt tính theo phương pháp 2 pha thì giai đoạn này là cần thiết vì nhờ sấy vải có được khả năng hút được nhiều trợ chất, ít bị thăng hoa hơn ở máng thứ ngấm ép thứ 2.
– Đối với vải nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán thì sau khi ngấm ép dung dịch nhuộm vải cần được sấy khô trước khi gia nhiệt.
Bước 4: Hấp và gia nhiệt
Giai đoạn này tạo cho thuốc nhuộm khuếch tán sâu vào xơ vải và thực hiện liên kết xơ. Lúc này vải sẽ được nhuộm màu.
Bước 5: Giặt sạch
Vải được giặt kỹ để loại bỏ các phân tử thuốc nhuộm dư thừa, giữ lại màu sắc chuẩn xác và đồng nhất.
Bước 6: Sấy khô
Ở mỗi cuối chuyền nhuộm vải liên tục đều có trang bị máy sấy khô nên vải sẽ được sấy khô và sẵn sàng cho các công đoạn hoàn thiện cuối cùng như xử lý hồ mềm hoặc các chất hóa học khác để tăng độ bền và thẩm mỹ.
Nhuộm vải gián đoạn
Đây là phương pháp được sử dụng để nhuộm vải với quy mô nhỏ hoặc cần sự thay đổi linh hoạt về màu sắc và mẫu mã. Quy trình nhuộm vải gián đoạn tạo ra những mẫu vải có hiệu ứng đặc biệt, phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng.
Các bước trong quy trình nhuộm gián đoạn:
Bước 1: Vào vải
Vải được xử lý để gỡ rối, duỗi thẳng và sẵn sàng cho việc nhuộm, có thể ở dạng dây xoắn hoặc mở khổ, tùy thuộc vào loại vải và yêu cầu của quá trình.
Bước 2: Nhuộm
Thuốc nhuộm được chuẩn bị dạng dung dịch hoặc huyền phù cùng với các chất trợ nhuộm được đưa ngay vào máy nhuộm một lần hoặc nhiều lần tùy trường hợp cụ thể. Vải được xử lý dưới áp suất thường hoặc cao, tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của thuốc nhuộm và mục tiêu cuối cùng. Các phân tử thuốc nhuộm sẽ thấm sâu vào từng xơ sợi, tạo nên màu sắc đồng đều và độ bền màu cao.
Bước 3: Xử lý hoàn thiện trước khi ra khỏi máy
Sau khi nhuộm, vải trải qua công đoạn giặt xả kỹ lưỡng để loại bỏ các phần thuốc nhuộm dư thừa. Đây là bước quyết định giúp vải đạt được độ bền màu và chất lượng cao nhất.
Các loại máy nhuộm gián đoạn phổ biến bao gồm:
- Máy nhuộm Jig: Phù hợp cho Cotton và vải pha Cotton.
- Máy nhuộm Winch: Sử dụng cho Cotton, Len, và Polyamide.
- Máy nhuộm Beam: Thích hợp cho Polyester, Polyamide, và Acetat.
- Máy nhuộm Jet: Được thiết kế để xử lý nhiều loại vải khác nhau, từ Polyester đến Cotton, mang lại sự đa dạng và linh hoạt trong sản xuất.
Thiết bị trong quy trình nhuộm liên tục bao gồm:
- Phần nhuộm: Gồm thiết bị vào vải, bể ngấm ép dung dịch và máy sấy.
- Phần xử lý sau nhuộm: Gồm thiết bị gia nhiệt, buồng hấp, hệ thống hiện màu, bồn giặt và máy sấy khô.
Các công đoạn trong quy trình nhuộm vải
Quá trình nhuộm được thực hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đó xảy ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vải màu sắc mong muốn. Quá trình này làm cho các phân tử chất nhuộm gắn chặt vào sợi vải. Có thể thực hiện nhuộm liên tục hoặc gián đoạn. Quá trình này gồm năm giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khuếch tán thuốc nhuộm và chất trợ đến bề mặt xơ sợi. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh.
Giai đoạn 2: Hấp phụ thuốc nhuộm và chất trợ từ dung dịch lên bề mặt xơ sợi. Quá trình này thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ sợi xảy ra nhanh chống bằng liên kết Van der Waals.
Giai đoạn 3: Hấp phụ thuốc nhuộm và chất trợ từ bề mặt xơ sợi vào sâu trong lỗi xơ sợi. Giai đoạn này xảy ra khó khăn nhất, nhiều trở lực nhất, là giai đoạn chậm nhất và là giai đoạn quyết định tốc độ nhuộm.
Giai đoạn 4: Thuốc nhuộm thực hiện liên kết bám dính vào vật liệu; người ta gọi giai đoạn này là gắn màu.
Giai đoạn 5: Khuếch tán thuốc nhuộm và chất trợ từ vật liệu ra môi trường bên ngoài.
Yếu tố ảnh hưởng chất lượng thành phẩm vải nhuộm
Chất lượng vải nhuộm không chỉ phụ thuộc vào quy trình nhuộm mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố chính quyết định đến chất lượng cuối cùng của vải nhuộm:
- Mỗi loại vải (Cotton, Polyester, Len, v.v.) có tính chất hấp thụ màu khác nhau, do đó chất liệu vải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả nhuộm.
- Các loại thuốc nhuộm khác nhau (thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm trực tiếp, v.v.) phù hợp với từng loại vải và yêu cầu màu sắc khác nhau. Nên cần phải sử dụng thuốc nhuộm phù hợp.
- Các công đoạn ở quá trình tiền xử lý trước nhuộm cần phải xử lý cẩn thận để tăng khả năng hấp thụ thuốc nhuộm.
- Nhiệt độ của dung dịch nhuộm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và độ bền màu.
- Thời gian nhuộm phải vừa đủ để đảm bảo thuốc nhuộm thấm đều và bám chặt vào xơ sợi.
- Mức độ pH của dung dịch nhuộm ảnh hưởng đến quá trình phân tán của thuốc nhuộm.
- Giặt sạch vải sau khi nhuộm để loại bỏ thuốc nhuộm dư thừa và tăng độ bền màu.
- Quá trình sấy đúng cách giúp màu sắc bền vững và vải có độ mềm mại.
- Ngoài ra, năng lực của đội ngũ kỹ sư, thiết bị nhà máy nhuộm cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Công ty dịch vụ gia công nhuộm vải chuyên nghiệp
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị dịch vụ gia công nhuộm vải chất lượng cao. Công Ty Kiến Hòa có thể đáp ứng mọi nhu cầu dệt nhuộm các loại vải dệt kim, vải dệt thoi, vải dệt nước,…. với số lượng nhỏ hay số lượng lớn.
Hiện tại, Kiến Hòa có hệ thống nhà máy hiện đại bao gồm nhà máy dệt kim rộng 10.000m², nhà máy nhuộm 6.800m², và kho hàng 3.000m². Chúng tôi đang sản xuất liên tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước đến 3.000.000 kg vải mỗi năm.
Tại Kiến Hòa, chúng tôi không chỉ chú trọng đến quy mô sản xuất mà còn cam kết chất lượng cao nhất trong từng sản phẩm. Được chứng nhận bởi các tiêu chuẩn quốc tế uy tín như GOTS, OCS, GRS, Kháng khuẩn, Kháng nước, Chống tia UV, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng trong và ngoài nước.
Liên hệ ngay qua Hotline 0937 887 388 để được tư vấn.