Quy trình Dệt Vải – Xưởng Dệt Vải Theo Yêu Cầu Kiến Hòa

Ngành dệt vải là yếu tố then chốt trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Vải không chỉ là nguyên liệu cơ bản mà còn quyết định trực tiếp đến chất lượng, thẩm mỹ và giá thành của sản phẩm dệt may.

Chất liệu, kỹ thuật dệt, và công nghệ hoàn thiện vải ảnh hưởng lớn đến độ bền, khả năng cạnh tranh và giá trị của sản phẩm cuối cùng. Với vai trò là nền tảng của ngành dệt may, dệt vải giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu và tạo ra việc làm, góp phần đáng kể vào nền kinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình dệt vải, công nghệ và công ty dệt vải hàng đầu Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt vải

Ngành dệt vải tại Việt Nam có lịch sử lâu đời, khởi nguồn từ thời phong kiến với những làng nghề truyền thống như dệt lụa và dệt chiếu.

Trong các giai đoạn chiến tranh và thuộc địa, ngành gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ vai trò cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội.

Sau chiến tranh, cùng với chính sách mở cửa và dòng vốn đầu tư nước ngoài, ngành dệt vải đã dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện nay, dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Vneconomy.vn Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 40,4 tỷ USD năm 2021, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt may còn là ngành xuất siêu lớn với 16,2 tỷ USD năm 2021 và 11 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2022. Những con số này minh chứng cho tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc gia.

Các nhà máy dệt vải tại Việt Nam đã đầu tư hàng triệu đô la để chinh phục thị trường trong nước và cả thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ.

Nhà máy dệt vải

Quy trình dệt vải công nghiệp

Để đáp ứng chất lượng quốc tế nhà máy máy dệt vải Việt Nam phải kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động môi trường, sử dụng các vật liệu thân thiện, và đảm bảo sản phẩm vải đáp ứng các yêu cầu về độ bền, an toàn và thân thiện với người tiêu dùng.

Ngành dệt vải gồm ba công đoạn chính: Kéo Sợi, Dệt Vải, và Nhuộm. Mỗi công đoạn đều đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra vải chất lượng cao.

1. Kéo Sợi

Kéo sợi là bước đầu tiên trong quy trình dệt vải. Nguyên liệu chính là bông, sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch để loại bỏ tạp chất như bụi và đất. Bông sau khi làm sạch sẽ được kéo thành sợi thô, tăng độ bền và chiều dài cho sợi. Quá trình này giúp tạo ra sợi bông chắc chắn, mềm mịn và bóng đẹp, sẵn sàng cho bước tiếp theo trong quy trình dệt.

Kéo sợi dệt vải công nghiệp

2. Dệt Vải

Dệt vải là quá trình kết hợp các sợi ngang và sợi dọc để tạo thành tấm vải hoàn chỉnh. Máy móc hiện đại giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Sau khi dệt, vải sẽ được xử lý ở nhiệt độ cao cùng các chất đặc biệt để loại bỏ tạp chất còn sót lại và tăng cường khả năng thấm hút. Công đoạn này cũng bao gồm việc tẩy trắng, giúp tấm vải trở nên sạch sẽ, sẵn sàng cho quá trình nhuộm màu.

3. Nhuộm

Nhuộm là công đoạn cuối cùng trong quy trình dệt vải. Trước khi nhuộm, vải sẽ được xử lý với các chất để tăng khả năng bám màu. Quá trình nhuộm thường kéo dài, yêu cầu sự chính xác trong việc sử dụng thuốc nhuộm và các chất phụ gia để đạt được màu sắc như ý.

Sau khi nhuộm, vải sẽ được giặt sạch để loại bỏ các chất còn dư thừa, cuối cùng là công đoạn làm mềm và chống co rút, đảm bảo vải đạt chất lượng tốt nhất trước khi đưa vào sản xuất.

Vải sau quy trình dệt nhuộm

Phương Pháp Dệt Vải

Ngành dệt vải sử dụng hai phương pháp chính:

  • Dệt Thoi: Sử dụng sợi ngang và sợi dọc đan xen để tạo ra các loại vải bền như vải trơn, vải chéo go, và satin. Phương pháp này giúp vải có cấu trúc chắc chắn, ít bị nhàu và không bị quăn mép.
  • Dệt Kim: Dùng kim để liên kết các sợi thành cuộn, tạo ra vải mềm mại và có độ đàn hồi cao. Vải dệt kim thoáng mát, co giãn tốt, và ít bị nhàu.

Công nghệ và quy trình sản xuất vải bằng máy dệt kim tròn

Máy dệt kim tròn là một công cụ quan trọng trong ngành dệt may, được sử dụng để sản xuất các loại vải dệt kim như vải jersey, french terry, fleece, pique, interlock, tricot, rib,… Quy trình dệt vải của máy dệt kim tròn bao gồm ba giai đoạn chính: Chuẩn bị nguyên liệu, Quá trình dệt, và Hoàn thiện sản phẩm.

Công nghệ và quy trình sản xuất vải

  1. Chuẩn bị nguyên liệu

Trước hết, nguyên liệu như sợi cotton, polyester, hoặc sợi hỗn hợp cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sợi được quấn thành cuộn và đặt vào máy dệt. Trước khi bắt đầu dệt, sợi cần được kiểm tra để đảm bảo không có lỗi hay khuyết điểm. Các cuộn sợi này sau đó được đưa vào dàn sợi trên máy dệt, nơi chúng sẽ được kéo và nạp vào các kim dệt.

Chuẩn bị nguyên liệu dệt vải
Chuẩn bị nguyên liệu dệt vải
  1. Quá trình dệt

Giai đoạn quan trọng nhất là quá trình dệt. Máy dệt kim tròn hoạt động bằng cách quay tròn, làm cho các kim dệt tương tác với nhau để tạo nên các vòng sợi liên kết. Máy dệt kim tròn tiêu chuẩn có hàng ngàn kim, với tốc độ quay điều chỉnh để đạt loại vải mong muốn. Các kim dệt di chuyển lên xuống theo chu trình đã thiết lập trước trên bộ điều khiển, tạo ra mũi dệt liên tục và tự động.

Quá trình dệt vải bằng máy dệt kim tròn
Quá trình dệt vải bằng máy dệt kim tròn

Trong quá trình dệt, công nhân giám sát liên tục để phát hiện và khắc phục các lỗi như gãy kim, sọc sợi, hoặc lỗ thủng. Bảo dưỡng máy móc thường xuyên cũng rất quan trọng để tránh tích tụ bụi sợi, gây tắc nghẽn trong sản xuất. Khi cuộn vải đạt đủ số vòng, chúng sẽ được cắt thành các cuộn nhỏ hơn.

  1. Hoàn thiện sản phẩm

Cuối cùng, vải được kiểm tra lần cuối để loại bỏ bất kỳ lỗi nào có thể xuất hiện trong quá trình dệt. Sau đó, vải sẽ được nhuộm màu (nếu cần), và được đóng gói thành từng cuộn vải.. Các bước hoàn thiện này đảm bảo sản phẩm vải đạt chất lượng cao, sẵn sàng cho các công đoạn may mặc tiếp theo.

Hoàn thiện sản phẩm vải
Hoàn thiện sản phẩm vải

Công ty dệt vải hàng đầu Việt Nam – Kiến Hòa

Có thể thấy được quy trình dệt vải là nền tảng cốt lõi quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng. Cần phải có nhiều kinh nghiệm, quy trình hiện đại, chất lượng sản phẩm đầu vào tốt để cho ra những thước vải chất lượng nhất.

Để đạt được những thành công như hôm nay, xưởng dệt vải Kiến Hòa đã đầu tư hàng triệu USD vào thiết bị, máy móc hiện đại và trang bị kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời, công ty cũng chú trọng đào tạo chuyên môn cho các kỹ sư, nhằm đảm bảo quy trình sản xuất luôn diễn ra hiệu quả và đạt chất lượng cao nhất.

Kiến Hòa hiện đang cung cấp dịch vụ sản xuất vải dệt kim đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng bằng năng lực sản xuất 3000 tấn vải/ năm. Các sản phẩm chủ lực của chúng tôi bao gồm vải: Cotton 2 chiều, Cotton 4 chiều, Chân cua, Nỉ cào bông, Da cá, Cá sấu 6 góc, Cá sấu mặt chim,  Bo cổ,Bo gân, Bo rib, Cá sấu Poli, Poli 2 da, Poli bột, Kim cương, Sẹc, Mè, Lưới, Tricot… Để được tư vấn về sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0937 887 388.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 887 388
0937 887 388