Các loại vải may áo thun cao cấp được ưa chuộng nhất

Các loại vải thun đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành may mặc thời trang hiện đại. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc khi mặc chiếc áo thun này rất thoải mái và mát mẻ. Nhưng khi mặc chiếc áo thun khác lại làm bạn thấy nóng bức? Hãy cùng khám phá các loại vải may áo thun trong bài viết này để hiểu rõ hơn về chất liệu vải và lựa chọn áo thun phù hợp cho mình.

Giới thiệu các loại vải thun phổ biến trên thị trường

Tìm hiểu về vải thun là gì?

Trong ngành may mặc vải thun là loại vải sợi tổng hợp, có khả năng thấm hút tốt và đàn hồi cao. Được tạo thành từ các chuỗi chất tổng hợp như nylon, cotton hay poly. Khi bị kéo, vải thun có thể co giãn và trở lại hình dạng ban đầu khi không có lực tác động hoặc khi mặc lên người. Mức độ co giãn của từng loại vải thun phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc sợi vải và phương pháp dệt.

Thường thì các loại vải thun không được dệt từ một loại sợi duy nhất. Mà thay vào đó, sợi vải thun sẽ được kết hợp với các chất vải khác để tạo ra các loại sợi tổng hợp, bán tổng hợp hoặc hữu cơ khác để tạo nên tính chất co giãn của vải.

Nguồn gốc ra đời của vải thun

Trước sự ra đời của vải thun, các loại vải như len, lụa và bông đã được sử dụng để làm quần áo. Tuy nhiên, chúng không đáp ứng đủ yêu cầu về độ mềm mại và co giãn, cũng không mang lại sự thoải mái cho người mặc.

Tới thế chiến II, việc tìm kiếm một loại vải mới, mềm mại, nhẹ và co giãn tốt hơn đã trở thành mục tiêu quan trọng. Và vải thun ra đời sau 10 năm nghiên cứu, loại vải thun đầu tiên đã được cấp bằng sáng chế tại Đức vào năm 1952. Với tính chất đặc biệt của nó, vải thun đã trở thành một ngành công nghiệp lớn và phổ biến trên toàn thế giới.

Vải may áo thun
Vải thun một trong những loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay

Ứng dụng của vải thun trong cuộc sống

Vải thun là một chất liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Nhờ tính chất thoải mái, bền đẹp và khả năng thấm hút mồ hôi. Các loại vải thun cao cấp đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc tạo ra các bộ quần áo phù hợp với mọi thời tiết. Thật dễ dàng để tìm thấy các mẫu áo thun, áo phông, đồng phục và đồ thể thao được làm từ vải thun.

Các loại vải thun cotton phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc

Ngoài ra, vải thun cũng được sử dụng để trang trí nội thất. Những sản phẩm như rèm cửa, khăn trải bàn, gối và đệm được sản xuất từ vải thun mang lại vẻ đẹp và sự thoải mái cho không gian sống.

Bảng báo giá các loại vải thun mới nhất 2023

Dưới đây là bảng báo giá mới nhất năm 2023 cho các loại vải may áo thun:

Tên sản phẩm Giá (Ngàn đồng/kg)
Vải thun cotton 100%: 140.000đ – 165.000đ
Vải thun cotton 65/35 CVC 120.000đ – 155.000đ
Vải thun cotton 35/53 (TC) 100.000đ – 135.000đ
Vải thun cotton 4 chiều 155.000đ – 175.000đ

Lưu ý: Giá của vải thun có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Để nhận được báo giá chính xác nhất hãy liên hệ Dệt Kim Kiến Hòa qua Hotline  0937 887 388.

Các loại vải thun thông dụng trên thị trường

Vải Cotton

Vải thun cotton, hay còn được biết đến với tên gọi vải bông, là một loại vải tự nhiên phổ biến trên toàn cầu. Với tính chất tự nhiên và đa dạng ứng dụng, vải cotton là lựa chọn hàng đầu cho việc sản xuất áo thun và nhiều loại sản phẩm khác. Với sự thoáng mát, mềm mại, vải cotton đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.

Ưu điểm:

  • Vải có thành phần là sợi tự nhiên nên không gây kích ứng với làn da cơ thể, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.
  • Các loại vải thun cotton có khả năng thấm hút tốt giúp bạn luôn cảm thấy khô thoáng, mát mẻ.

Nhược điểm:

  • Vải cotton rất dễ bị nhăn, co rút khi giặc máy do có cấu trúc sợi tự nhiên không co giãn.
  • Giá thành sản phẩm cao.
Vải may áo thun
Vải Cotton may áo thun

Vải Poly

Vải Poly là một loại vải tổng hợp được sản xuất từ sợi polyester, một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ dầu mỏ. Được ưa chuộng bởi độ bền cao, khả năng co giãn, chống nhăn tốt và chống tia UV. Loại vải này là lựa chọn hàng đầu cho áo thun và quần áo thể thao chất lượng và hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Với độ bền cao, quần áo từ vải poly có thể sử dụng trong thời gian dài hơn.
  • Ít nhăn hơn giúp bạn không phải ủi đồ thường xuyên.
  • Vải Poly có giá thành rẻ hơn so với loại vải tự nhiên như vải các loại vải thun cotton.

Nhược điểm:

  • Khả năng thấm hút mồ hôi kém, gây ra cảm giảm nóng bức, ẩm và bí bách cho người mặc.
  • Có thể gây kích ứng da cho một số người da nhạy cảm.
  • Không thân thiện với môi trường do vải Poly được làm từ sợi polyester không phân huỷ sinh học được. Gây ra ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách.
Vải Poly có độ có dãn tuyệt vời
Vải Poly có độ có dãn tuyệt vời

Vải lanh

Vải lanh (vải linen) là một loại vải được làm từ các phần của cây lanh như vỏ, xơ và sợi. Cây lanh thường mọc ở những khu vực có khí hậu mát mẻ.Với cấu trúc tự nhiên của nó, vải lanh mang lại cảm giác mát mẻ, thoáng khí. Với khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời, vải lanh trở thành sự lựa chọn phổ biến cho các trang phục mùa hè.

Ưu điểm:

  • Có độ bóng tự nhiên rất cao, tạo cảm giác sang trọng và đẹp mắt.
  • Vải có độ bền cao, không bị rách hay bị hỏng sau một thời gian sử dụng.
  • Khả năng thấm hút của nó cũng rất tốt, giúp bạn luôn cảm thấy thoáng mát và khô ráo.
  • Không gây dị ứng cho bất kỳ loại da nào, phù hợp với mọi người.
  • Thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ sự cân bằng của tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Dễ bị nhăn, khiến bạn thường xuyên phải ủi quần áo.
  • Độ co giãn và đàn hồi thấp
Vải lanh may áo thun
Vải Lanh mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho người mặc

Vải Lycra

Đây là một loại vải đặc biệt, được làm từ sợi cotton hoặc Poly kết hợp với sợi spandex. Nhờ vào thành phần này, loại vải này có khả năng co giãn, ôm sát cơ thể và thường được sử dụng để tạo ra các loại áo thun mà bạn thường mặc hàng ngày.

Ưu điểm:

  • Khả năng co giãn tuyệt vời, độ bền và độ đàn hồi cao loại vải này ôm sát và mang đến sự thoải mái cho người mặc.
  • Vải này còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp người mặc luôn khô ráo và thoáng mát.

Nhược điểm:

  • Vải này dễ bị phai màu nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc chất tẩy rửa mạnh.
  • Khả năng thấm hút kém của vải khiến nó dễ gây cảm giác nóng bức cho người mặc.
Vải Lycra may áo thun độ co giãn tốt
Vải Lycra may áo thun độ co giãn tốt, ôm sát cơ thể

Vải Rayon

Vải Rayon là một loại vải bán tổng hợp được tạo ra từ nguyên liệu tự nhiên, nhưng trong quá trình sản xuất có dụng một số hóa chất nhất định. Chất liệu vải rayon được làm từ sợi cellulose tinh khiết, thường được chiết xuất từ bột gỗ.

Ưu điểm:

  • Chất liệu vải mềm mại và mịn màng, cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu khi chạm vào.
  • Vải Rayon có khả năng thấm hút, thoáng khí tốt hơn bông. Do đó thích hợp làm trang phục thể thao.

Nhược điểm:

  • Vải dễ bị giãn, mất màu và mốc nếu dùng không đúng cách.
  • Vải Rayon không thể giặt máy, chỉ có thể giặt tay.
  • Quá trình sản xuất vải rayon gây ô nhiễm môi trường vì sử dụng nhiều hóa chất.
Vải Rayon
Vải Rayon may áo thun

Vải Modal

Vải Modal, là một loại vải được tạo ra từ tơ sợi nhân tạo, chủ yếu được sản xuất từ gỗ cây sồi. Nguyên liệu này có khả năng chống lại sâu bọ và côn trùng tự nhiên. Ngoài ra còn có tính kháng khuẩn và an toàn cho sức khỏe con người.

Nhờ những đặc tính nổi bật này, mà chất liệu Modal đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành may mặc. Đặc biệt là khi sản xuất các loại vải dùng để may áo thun.

Ưu điểm:

  • Vải modal không bị co rút lại khi giặt máy, giúp quần áo luôn giữ được hình dáng ban đầu.
  • Vải modal thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, nhờ thành phần từ gỗ tự nhiên. Nên có khả năng tự phân huỷ sau thời gian dài.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời, giúp bạn luôn cảm thấy khô thoáng và thoải mái.

Nhược điểm:

  • Vải này dễ bị bông xù khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Việc sản xuất vải modal có chi phí khá đắt, do đó giá của vải này cũng mắc hơn so với những loại vải khác.
Các loại vải thun
Vải Modal với khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Vải thun TC

Vải TC là một loại vải tổng hợp được tạo ra từ sự kết hợp của hai thành phần chính là Cotton và Polyester. Bao gồm 35% sợi Cotton và 65% sợi Polyester. Sự kết hợp này giúp vải không chỉ có khả năng co dãn mà còn kéo dài tuổi thọ. Với tính linh hoạt và độ bền cao, vải TC đã trở thành một trong những loại vải áo thun phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất.

Ưu điểm:

  • Vải có chất liệu mềm mại mang lại sự thoải mái khi bạn mặc.
  • Mức giá của nó không quá cao phù hợp với mọi người.
  • Vải TC có độ bền cao, không bị xù lông hay nổ vải giúp giữ form áo như mới sau thời gian dài sử dụng.

Nhược điểm:

  • Độ thoáng khí và thấm hút của vải chưa cao, gây bí bách và khó chịu.
  • Nên sử dụng vải này trong thời tiết không quá nóng và tránh nhiệt độ cao.
Vải thun 35/65 may áo thun
Vải thun 35/65

Vải thun CVC

Vải thun CVC là một loại vải rất phổ biến được sử dụng để may áo thun, thông dụng nhất là loại áo T-shirt. Nó là kết hợp giữa sợi bông tự nhiên và sợi Polyester nhân tạo. Trong thành phần của vải CVC, sợi bông chiếm tỉ lệ lớn hơn 50%, thường là 60% hoặc 65%.

Ưu điểm:

  • Vải thun CVC mang lại cho người dùng sự thoải mái và mát mẻ nhờ chất liệu mềm.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt giúp cơ thể luôn khô ráo và thoáng mát.
  • Vải có độ bền cao và chịu nhiệt tốt giúp giữ form, dáng lâu sau một thời gian sử dụng.
  • Vải CVC rất thân thiện với môi trường và an toàn cho làn da.

Nhược điểm:

  • Vải có thể bị xù lông nhẹ, co giãn quá mức khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Do vải có độ dày khá lớn, quá trình phơi khô có thể mất thời gian.

Vải bamboo

Vải tre, hay vải bamboo, đang trở thành một xu hướng trong ngành may mặc. Với nguồn gốc tự nhiên từ sợi bamboo, một loại cây có thân tre, vải tre mang đến sự mới lạ và độc đáo. Không chỉ an toàn và thân thiện với người tiêu dùng, vải tre còn có nhiều ưu điểm đáng kinh ngạc khác.

Ưu điểm:

  • Vải tre có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp người mặc cảm thấy thoáng mát và thoải mái.
  • Vả có độ bền cao, giúp quần áo duy trì được hình dáng và chất lượng sau nhiều lần sử dụng.
  • Vải có khả năng chống tia cực tím, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Khả năng kháng khuẩn vượt trội của vải, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi.
  • Vì vải được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo, không gây hại cho môi trường và hệ sinh thái.

Nhược điểm:

  • Giá thành của vải này trên thị trường khá cao.
  • Dễ nhăn và khô lâu hơn so với chất liệu vải khác.

 

Vải bamboo may áo thun
Vải bamboo may áo thun

Vải Microfiber

Vải sợi microfiber được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm polyester, polyamide. Ngoài ra còn có các thành phần tự nhiên như carbohydrate và sợi cellulose. Với sự kết hợp này, vải microfiber được đánh giá là một bước tiến mới trong lĩnh vực may mặc. Nó có thể hoàn toàn thay thế cho các loại vải tự nhiên khác hiện nay, mang lại nhiều lợi ích hơn.

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải Microfiber mềm mại mang lại cảm giác thoải mái. Không gây khó chịu khi mặc áo từ chất liệu vải này.
  • Khả năng kháng khuẩn tốt của vải Microfiber, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và mùi hôi.

Nhược điểm:

  • Vải Microfiber có thể gây cảm giác nóng bức khi sử dụng vào mùa hè.
  • So với vải cotton, vải Microfiber có khả năng thấm hút kém hơn.
Vải Microfiber may áo thun
Vải Microfiber may áo thun

Kinh nghiệm phân biệt các loại vải thun

Nhận biết các loại vải thun dựa trên độ co giãn

Tùy thuộc vào mức độ co giãn, bạn có thể lựa chọn loại vải phù hợp với mục đích sử dụng và loại trang phục cần may:

  • Vải thun 2 chiều chỉ có thể kéo giãn theo hai chiều (dọc hoặc ngang). Loại vải này không có độ co giãn tốt như vải thun 4 chiều, nhưng lại có giá thành rẻ hơn đáng kể.
  • Vải thun 4 chiều là loại vải có khả năng kéo giãn ở cả bốn chiều khi có lực tác động trực tiếp lên vải. Vải thun này thường có giá cao hơn các loại vải khác và thường được ưa chuộng trong việc sản xuất trang phục thể thao, nhờ khả năng đàn hồi tốt và độ co giãn cao.
Nhận biết các loại vải thun dựa trên độ co giãn
Nhận biết các loại vải thun dựa trên độ co giãn

Nhận biết các loại vải thun dựa trên tỉ lệ sợi cotton và sợi poly

Vải thun cotton 100%

Với vải thun cotton 100% quần áo sẽ trở nên thoáng mát và có khả năng thấm hút ẩm tốt. Do đó, nếu vải thun có tỉ lệ cotton cao, đây sẽ là lựa chọn lý tưởng để may các trang phục cho mùa hè. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm sẽ rất đắt.

Cách nhận biết:

  • Màu sắc vải hơi hơi trầm, bề mặt vải nhẵn mịn và khi chạm vào, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại và mát tay.
  • Khi đặt vải vào nước, nó sẽ thấm nước cực kỳ nhanh chóng và nếu bạn vò nhẹ, vết nhăn sẽ xuất hiện.
  • Khi bạn đốt vải với lửa sẽ cháy rất nhanh và có mùi tương tự như mùi giấy cháy. Tro vải sẽ trở nên mịn và tan nhanh chóng.
Vải cotton màu hơi hơi trầm, bề mặt vải nhẵn mịn
Vải cotton màu hơi hơi trầm, bề mặt vải nhẵn mịn

Vải thun CVC

Chất liệu vải thun CVC là sự kết hợp giữa sợi Cotton tự nhiên và sợi Polyester với tỉ lệ 65% sợi Cotton tự nhiên và 35% sợi Polyester. Với tỷ lệ Cotton khá cao, vải CVC có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn, mang lại cảm giác thoáng mát và dễ chịu khi mặc. So với vải Cotton 100%, vải CVC cũng có giá thành thấp hơn và ít nhăn hơn.

Cách nhận biết:

  • Khi sử dụng lửa để đốt vải, lửa cháy rất nhanh và có một chút mùi khói nhựa, tro rất ít và hầu như tan hoàn toàn.
  • Vải thấm nước khá nhanh và khi bạn vò nhẹ vải cũng không bị nhàu.

Vải thun tici

Vải Tici là một loại vải được tạo ra bằng cách pha trộn 35% sợi Cotton tự nhiên và 65% sợi Polyester. Đặc điểm của loại vải này là có giá thành trung bình, ít nhăn và bề mặt vải mịn màng, bóng bẩy.

Cách nhận biết:

  • Khi đốt, bạn sẽ thấy vải cháy chậm, khói có mùi nhựa nylon và trở hình thành thành cục, không tan hoàn toàn khi bị bóp nát.
  • Vải thấm nước rất chậm và lúc bạn vò nhẹ không bị nhàu.

Vải thun poly

Với vải thun poly có tỷ lệ 100% sợi polyester, do đó quần áo làm từ vải này càng trở nên khó thấm hút mồ hôi. Với giá thành rẻ nhất trong các loại vải, vải thun poly đã trở thành sự lựa chọn ưa thích của nhiều khách hàng.

Cách nhận biết:

  • Khi bạn chạm vào vải sẽ có cảm giác khô, cứng.
  • Khi đốt, vải cháy rất chậm, xoắn thành cục. Và lửa tạo ra khói màu đen, có mùi hôi khét, tro hình thành thành cục và không tan khi bị bóp nát.
  • Tương tự như vải thun Tici khi, vải thun tici thấm nước rất chậm và không nhăn khi vò nhẹ.

Nhận biết các loại vải thun theo kiểu dệt vải

Cách phân biệt các loại vải may áo thun dựa trên kiểu dệt cũng là một phương pháp chính xác để nhận biết loại vải. Cách dệt khác nhau sẽ tạo ra bề mặt vải khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể nhận biết loại vải chỉ bằng mắt thường và nhận ra từng kiểu dệt cụ thể.

  • Vải thun trơn là loại vải thun giá rẻ nhất, có bề mặt mềm mịn và rất phổ biến trong việc may áo thun.
  • Vải thun cá sấu có mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn, khi chạm vào có độ nhám và khả năng thấm hút tốt.
  • Vải thun cá mập là loại vải thun với mắt lưới dệt to hơn cả vải thun cá sấu. Khi chạm vào bề mặt vải trông thô ráp và nhám hơn. So với vải thun cá sấu, loại vải này có giá thành thấp hơn và độ co giãn kém hơn.
Nhận biết các loại vải thun theo kiểu dệt vải
Nhận biết các loại vải thun theo kiểu dệt vải

Kiến Hòa chuyên cung cấp các loại vải thun cao cấp giá tốt nhất ?

Nếu bạn đang muốn mua các loại vải thun cao cấp và chưa biết tìm một địa chỉ mua hàng uy tín, thì Kiến Hòa có thể là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhiều khách hàng đã chọn Kiến Hòa vì những ưu điểm sau đây:

  • Sản phẩm chất lượng: Chúng tôi tự hào về việc cung cấp các sản phẩm vải thun chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng.
  • Giá cả phải chăng: Chúng tôi cũng cam kết giá cả hợp lý, giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vải.
  • Giao hàng đúng hạn, đúng số lượng: Chúng tôi đảm bảo giao hàng đúng hạn và đúng số lượng yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ đảm bảo quá trình giao hàng diễn ra suôn sẻ và đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.

Đừng ngần, hãy ngại liên hệ với Dệt Kim Kiến Hòa ngay bây giờ để chúng tôi có thể cung cấp cho bạn các loại vải thun chất lượng tốt nhất. Chúng tôi cam kết đáp ứng nhanh chóng và đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 887 388
0937 887 388