Các loại vải thường dùng trong may mặc phổ biến nhất

Ngày nay, ngành may mặc ngày càng phát triển với sự đa dạng về chất liệu và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực thời trang. Nhiều người quan tâm có các loại vải nào trên thị trường hiện nay. Việc nắm bắt và cập nhật kiến thức về các loại vải sẽ giúp bạn tìm kiếm một cách dễ dàng vải phù hợp nhất cho các bộ sưu tập thời trang của mình. Dưới đây là danh sách tất cả các chất liệu vải phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc hiện nay.

1. Vải cotton

Loại vải cotton được sản xuất từ các sợi tự nhiên xuất phát từ cây bông vải và có thể kết hợp với thành phần khác. Vải cotton trở nên nhẹ, bền và co giãn, cùng khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Vì được sản xuất từ sợi thiên nhiên nên đây là một trong các loại vải có giá thành tương đối cao.

Vải cotton có ba dạng chính:

  • Cotton thun
  • Cotton lạnh
  • Cotton lụa
Các loại vải
Vải cotton nhẹ, bền và co giãn

2. Vải nỉ – Flet

Vải nỉ là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi vải thông thường và sợi len, tạo nên bề mặt mềm mịn với một lớp lông mỏng bọc bên ngoài. Vải nỉ thường có độ bền cao, không bị phai màu và không bị nhàu. Đồng thời, vải có khả năng giữ ấm tốt, tạo sự ấm áp cho cơ thể. Nên vải nỉ là loại vải được sử dụng phổ biến may sản phẩm mùa đông.

Vải nỉ mềm mại, không bị xù lông và có khả năng thấm nước tốt, mang lại sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Tuy nhiên, vải nỉ có thể dễ dàng bám bụi và trong khi sử dụng, có thể gây cảm giác ấm và khá nóng, đặc biệt trong môi trường ẩm.

Có hai loại vải nỉ phổ biến:

  • Vải nỉ Hàn Quốc
  • Vải nỉ thông thường
Vải nỉ sử dụng phổ biến trong may mặc
Vải nỉ sử dụng phổ biến trong may mặc

3. Vải Polyester (PE)

Vải Polyester (viết tắt là PE) được tạo thành từ các sợi tổng hợp có nguồn gốc chủ yếu từ than đá, dầu mỏ và khí ethylene. Với đặc tính dày và khả năng chống nước và chịu nhiệt xuất sắc, loại vải này rất thích hợp cho việc sử dụng trong thời gian dài.

Vải Polyester một trong các loại vải được sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc
Vải Polyester một trong các loại vải được sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc

4. Vải lụa

Vải lụa vẫn giữ nguyên sự quý phái với đặc điểm mềm mại và nhẹ nhàng, tương tự như vẻ đẹp thanh lịch của người phụ nữ. Thế nên ta mới có câu “người đẹp vì lụa’. Chất liệu chính của vải lụa được tạo ra từ các loại tơ, đặc biệt là tơ tằm, nên mang lại sự thoải mái khi mặc. Vải lụa đã xuất hiện từ hàng ngàn năm được xếp vào các loại vải cao cấp được ưa chuộng nhất.

Loại vải lụa có thể phân thành các loại sau:

  • Lụa tơ tằm
  • Lụa satin
  • Lụa cotton
  • Lụa Twill
  • Lụa 2 da
  • Lụa gấm
  • Lụa Damask Silk
  • Lụa đũi
Chất liệu vải lụa được sử dụng phổ biến trong may mặc
Vải lụa mềm mại và nhẹ nhàng

5. Vải thun lạnh

Vải cotton 2 chiều là một loại vải kết hợp giữa sợi cotton và sợi khác, thường là 65% sợi tổng hợp (PE) và 35% sợi cotton.  Điểm đặc biệt của vải thun lạnh là khả năng tạo cảm giác mát mẻ và thoáng mát khi tiếp xúc với da.

Các loại vải cotton 2 chiều bao gồm:

  • Vải thun lạnh 2 chiều
  • Vải mè thun 2 chiều
  • Vải thun pha jean
  • Vải SU 2 chiều
  • Vải thun CM và CVC 2 chiều

Điểm đặc biệt của vải thun lạnh là khả năng tạo cảm giác mát mẻ và thoáng mát khi tiếp xúc với da.

Vải thun lạnh sử dụng trong may mặc
Vải thun lạnh sử dụng trong may mặc

6. Vải kaki

Kaki là loại vải được làm từ 100% sợi cotton đan chéo hoặc kết hợp giữa cotton và sợi tổng hợp. Mặc dù có bề mặt thô cứng, nhưng vải kaki dễ giặt, ít nhăn, ít dính bụi và có độ cứng, thường được sử dụng để làm quần áo nam, áo sơ mi, đồng phục hoặc quần áo bảo hộ lao động.

Vải kaki chia thành hai loại:

  • Vải kaki thun
  • Vải kaki không thun
Vải thun Kaki sử dụng trong may mặc
Vải thun Kaki sử dụng để may quần áo nam, đồng phục, đồ bảo hộ

7. Vải Jean

Vải jean, còn gọi là vải bò, được tạo ra bằng cách dệt vải cotton Duck với các sợi ngang và dọc xen kẽ, thường có màu xanh đặc trưng. Vải jean có đặc điểm bền, chắc chắn, không co rút hay nhăn khi mặc và giặt ủi.

8. Vải len – Wool

Vải len là loại vải được dệt từ sợi lông động vật như lông cừu, dê hoặc thỏ. Đặc trưng của vải len là khả năng co giãn và đàn hồi lớn, tạo cảm giác mềm mại và thoải mái khi mặc, đồng thời giữ nhiệt rất tốt, làm cho các chiếc áo len trở thành món đồ không thể thiếu trong mùa đông hoặc trong thời tiết lạnh.

Tuy nhiên, vải len dễ bị hỏng khi tiếp xúc với môi trường có độ kiềm cao, nhanh bám mùi và cần thời gian lâu để khô sau khi giặt.

Vải len được dệt từ sợi lông động vật
Vải len là loại vải được dệt từ sợi lông động vật

9. Vải voan

Vải voan, còn được gọi là vải chiffon, là một trong những loại vải phổ biến được ưa chuộng đặc biệt bởi phái nữ. Mặc dù được làm từ sợi tổng hợp nhân tạo, nhưng vải voan lại mang lại cảm giác hoàn toàn khác biệt: mềm mịn, mỏng nhẹ và cực kỳ bay bổng.

Điều này làm cho vải voan thường được các nhà thiết kế sử dụng để tạo ra những mẫu váy bồng bềnh và thướt tha. Những thiết kế từ vải voan cũng tạo nên cảm giác mềm mại và phát huy vẻ đẹp dịu dàng của người mặc. Vải voan có nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng, ít nhăn, mang lại cảm giác mát mẻ cho người mặc khi sử dụng.

10. Vải thô

Vải thô, hay còn gọi là vải bạt, được làm từ nguyên liệu tự nhiên như bông và gai, có khả năng co giãn bốn chiều tốt.

Đặc điểm nổi bật của vải này là bề mặt phẳng mịn, tự nhiên và thoáng mát, đồng thời có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, một nhược điểm của vải thô là độ cứng và độ dày, có thể gây khó chịu cho người mặc.

Loại vải thô bao gồm: Vải thô mộc và vải thô lụa.

11. Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa được tạo ra từ nhiều loại sợi khác nhau như Viscose, Polyester, Nylon và sợi Spandex.

Loại vải này vô cùng chắc chắn, có độ co giãn phù hợp, vừa không quá dày cũng không quá mỏng, thấm hút mồ hôi tốt và mang lại cảm giác thoáng mát. Độ bền của vải cũng được đánh giá cao, ít nhăn và không dễ bám bụi khi mặc.

12. Vải đũi

Vải đũi là loại vải nhẹ, thoáng mát, mang lại cho người mặc cảm giác đơn giản, tự nhiên, nhưng vẫn thể hiện cá tính và nét đẹp riêng. Với sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, vải đũi có khả năng làm mát hiệu quả, phù hợp trong thời tiết nóng của mùa hè. Một nhược điểm nhỏ là vải đũi dễ nhăn và tạo nếp gấp khi sử dụng.

Vải đũi chia thành ba loại chính:

  • Vải đũi thô.
  • Đũi xước.
  • Đũi thêu hoa.
Vải đũi sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang
Vải đũi sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang bởi ưu điểm nhẹ và thoáng mát

13. Vải lanh

Vải lanh, cũng gọi là linen, được tạo ra bằng cách dệt từ các sợi nhỏ được lấy từ thân cây lanh. Quá trình sản xuất vải lanh là hoàn toàn thủ công, và các sợi vải thường được dệt rất chặt và lớn.

Vải lanh thường được sử dụng cho các sản phẩm thường ngày trong nhà, đặc biệt là trong tủ đồ của phụ nữ. Chúng có độ bóng tự nhiên, khả năng chịu co giãn tốt, ít bị mài mòn, và mang lại cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng khi mặc. Tuy nhiên, điểm yếu của vải lanh là dễ nhăn, có nếp gấp khi giặt máy và dễ bị hỏng bởi nấm mốc, mồ hôi hoặc chất tẩy.

14. Vải ren

Vải ren, còn được gọi là vải lace, là một loại vải đặc biệt được tạo ra bằng cách bện, xoắn và tạo các lỗ trống để tạo ra một tấm vải có các lỗ hở và khoảng trống không đều như các loại vải thông thường. Vải ren dễ nhận biết với cấu trúc thưa và nhiều lỗ hổng khác nhau.

Với thiết kế độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với các loại vải khác trên thị trường, vải ren đã mang đến sự đổi mới trong thiết kế thời trang hiện đại. Ngoài ra, vải ren còn mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát và tự tin, làm tăng thêm sự quyến rũ và dịu dàng.

Vải ren sử dụng phổ biến trong may mặc
Vải ren dễ nhận biết với cấu trúc thưa và nhiều lỗ hổng khác nhau

15. Vải denim

Vải denim được tạo ra qua một quy trình dài, bằng cách dệt từ sợi bông cứng với các sợi đan chéo. Hiện nay, vải denim thường kết hợp với các sợi polyester hoặc lycra để tạo ra các loại vải tốt hơn, giảm nhăn một cách hiệu quả. Phần lớn sản phẩm từ vải denim là quần, với độ bền cao, thể hiện phong cách và cá tính độc đáo của người mặc.

16. Vải Tencel (Lyocell)

Vải Tencel, hay còn gọi là Lyocell, là một loại vải sinh học và quy trình sản xuất của nó phức tạp. Để tạo ra vải Tencel, cần sử dụng chiết xuất từ cây gỗ tự nhiên, thường là cây gỗ bạch đàn thuộc họ nhà tre.

Với nguồn gốc từ thiên nhiên, vải Tencel đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường, thấm mồ hôi tốt và không bị nhăn khi giặt máy. Vải Tencel cũng nằm trong số các chất liệu vải có giá cao trên thị trường do nguồn gốc tự nhiên của nó.

Vải Tencel sử dụng trong may mặc
Vải Tencel là loại vải sinh học có giá thành tương đối cao

17. Vải Viscose

Vải viscose, còn gọi là rayon, là một loại vải mềm mịn và thoải mái, thường được sản xuất từ sợi cellulose của gỗ hoặc cây bông. Nó có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và phù hợp cho áo mặc mùa hè. Tuy nhiên, vải viscose có thể nhăn và co rút dễ dàng sau khi giặt.

Vải Viscose mang đến sử thoải mái, dễ chịu khi sử dụng
Vải Viscose mang đến sử thoải mái, dễ chịu khi sử dụng

18. Vải Bamboo (Vải sợi tre)

Vải bamboo được tạo ra từ xơ của cây tre kết hợp với một số chất liệu khác để cải thiện tính bền và đẹp của nó. Loại vải này thường được sử dụng trong thiết kế quần áo, đầm váy và đồ trẻ em, nhờ khả năng thấm hút cao, kháng khuẩn, khử mùi và khả năng chống tia UV để bảo vệ sức khỏe. Giá của vải bamboo thường khá cao, vì vậy nó thường được sử dụng trong thời trang trung cấp.

19. Vải Spandex

Vải spandex là loại vải dệt từ sợi tổng hợp, có độ đàn hồi cao và thường kết hợp với sợi cotton để tạo ra vải thun mỏng nhẹ, thoáng mát cho người mặc. Tuy vải spandex ít gây dị ứng và chống tĩnh điện, nhưng thấm hút kém, dễ ố vàng, dễ chảy xệ ở nhiệt độ cao và dễ bị ăn mòn bởi chất tẩy.

Các loại vải spandex bao gồm Cotton Spandex, Len Spandex và Poly Spandex.

20. Vải hoa văn

Vải hoa văn hay còn gọi là vải jacquard. Loại vải này là sản phẩm thủ công, được tạo ra thông qua quá trình dệt và thêu hoa văn trực tiếp lên vải.

Vải jacquard là lựa chọn hoàn hảo cho người yêu thời trang ưa chuộng thiết kế hoa văn. Chúng được sản xuất thông qua quá trình thủ công dệt và thêu hoa văn trực tiếp, tạo ra sản phẩm ấn tượng với màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Vải jacquard có độ bền cao và độ co giãn tốt, mang đến sự thoải mái cho người mặc.

Vải hoa văn
Vải jacquard là sản phẩm thủ công

21. Vải giả da Simili

Vải giả da simili xuất phát từ Đức trong thời kỳ chiến tranh thế giới, được cấu tạo bằng sợi polyester và lớp nhựa PVC. Vải này có vẻ ngoại hình giống với da thật, chống nước tốt và độ bền cao, có thể sử dụng trong nhiều năm. Trong thời trang, sản phẩm từ vải giả da simili thường được thiết kế sang trọng và lịch lãm, phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi.

22. Vải nylon (ni lông)

Vải nylon thuộc nhóm Polyamide, được sản xuất từ các hóa chất tổng hợp và không phân hủy trong môi trường. Mặc dù có giá thành thấp và độ co giãn cao, vải nylon thường được sử dụng làm lớp lót cho áo khoác. Tuy nhiên, chúng có thể gây cảm giác nóng bức và không tốt trong việc thấm mồ hôi, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng kéo dài.

Vải nylon sử dụng phổ biến trong may mặc
Vải nylon sử dụng phổ biến trong may mặc

23. Vải Modal

Vải modal có nguồn gốc từ gỗ cây sồi, có độ bền màu cao, thoáng khí và thấm ẩm tốt. Tuy nhiên, do nguồn gốc tự nhiên và giá thành cao, vải modal hiếm trên thị trường thời trang và sản phẩm từ nó cũng khá khan hiếm.

Vải modal có độ bền màu cao, thoáng khí và thấm ẩm tốt
Vải modal có độ bền màu cao, thoáng khí và thấm ẩm tốt

24. Vải Canvas

Vải Canvas là sản phẩm của quá trình dệt từ sợi cây gai dầu, nổi tiếng với độ bền và khả năng chống thấm nước. Thường được sử dụng trong việc sản xuất lều, balo, cánh buồm, và thậm chí là trong ngành thời trang.

Vải Canvas
Vải Canvas được dệt từ cay gai dầu

Bên trên là danh sách các loại vải được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc giúp bạn lựa chọn phù hợp cho cửa hàng của mình. Hi vọng rằng danh sách này Dệt Kim Kiến Hòa đã cung cấp thông tin hữu ích cho công việc và nhu cầu của bạn. Chúc bạn tìm thấy loại vải ưng ý với giá phải chăng.

Thông tin hỗ trợ tư vấn và đặt hàng: Công ty TNHH Dệt May Kiến Hòa

Hotline: 0937 877 388

Email: kienhoaknit@gmail.com

Địa chỉ:

  • Cửa hàng 1: 372 Phú Thọ Hòa, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
  • Cửa hàng 2: 77 Đặng Phúc Thông (Dốc Lã), Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
  • Nhà máy nhuộm: Lô 01-HC09, Đường số 5, KCN Xuyên Á, Đức Hòa, Long An
  • Nhà máy dệt: 7 Lê Thị Hoa, Ấp 2, X. Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 887 388
0937 887 388