Vải modal là gì? Sự khác biệt giữa modal và viscose, lyocell

Chất liệu vải modal, nghe cái tên có vẻ lạ nhưng loại vải này dần phổ biến ở Việt Nam. Modal rất được các nước trên thế giới ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm và thân thiện với môi trường. Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết của Kiến Hòa nhé!

Vải modal là gì?

Vải modal là một dòng vải thuộc họ Tencel, được sản xuất từ sợi cellulose của cây sồi. Cây sồi sử dụng để sản xuất vải modal vì nó có tuổi thọ lâu dài, khả năng kháng sâu bọ tốt, không cần sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong quá trình trồng.

Chất vải modal tạo cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với da, khả năng co giãn tốt, thấm hút cao và khả năng kháng khuẩn vượt trội. Tại các nước phát triển người ta ưa thích sử dụng sợi modal để thay thế cho các loại sợi nhân tạo vì tính thân thiện môi trường.

Có thể bạn chưa biết, hiện nay có nhiều thương hiệu thời trang lớn sử dụng sợi vải modal để sản xuất các sản phẩm cao cấp như đồ nội y, đồ lót, găng tay, tất vớ, chăn gối đệm,…

Vải modal sản xuất từ cellulose của cây sồi
Vải modal sản xuất từ cellulose của cây sồi

Nguồn gốc của chất liệu modal

Vải modal xuất hiện từ những năm 1930 tại các nước Bắc Âu, khi cây sồi lần đầu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vải. Ban đầu, modal được sử dụng trong công nghiệp.

Năm 1960, công ty Lenzing AG (Áo) phát triển thành công sợi modal có ứng dụng cao hơn và bắt đầu xuất hiện trong ngành thời trang ở một số quốc gia như Hungary, Slovakia, Đức và Nhật Bản.

Ngày nay, với tính ứng dụng đa dạng và các đặc tính ưu việt như mềm mại, co giãn tốt, hút ẩm cao và kháng khuẩn, vải modal đã trở nên phổ biến trên toàn cầu.

Cây sồi được sử dụng để sản xuất vải lần đầu tiên vào năm 1930
Cây sồi được sử dụng để sản xuất vải lần đầu tiên vào năm 1930

Quy trình sản xuất chất vải modal

Vải modal là sản phẩm thân thiện với môi trường, quá trình sản xuất tiêu thụ nước ít hơn từ 10-20 lần so với dệt các sản phẩm sợi nhân tạo.

Quy trình sản xuất chất vải modal
Quy trình từ cây sồi đến vải modal

Quy trình sản xuất cụ thể như sau:

1. Thu hoạch và xử lý nguyên liệu: Cây sồi được thu hoạch, cắt nhỏ thành dăm. Dăm gỗ được tinh chế để lấy cellulose.

2. Chiết xuất và xử lý Cellulose: Cellulose được tạo thành tấm, ngâm trong dung dịch natri hydroxit (NaOH). Lượng NaOH sử dụng ít hơn so với viscose, tạo ra ít chất thải độc hại hơn.

3. Chuyển cellulose thành sợi:

  • Tấm cellulose được nghiền thành vụn, ngâm trong carbon disulfide.
  • Vụn cellulose biến thành xanthate cellulose natri màu cam.
  • Xanthate cellulose natri được ngâm trong NaOH một lần nữa tạo thành dung dịch có màu như mật ong.
  • Dung dịch được ép qua máy kéo sợi tạo thành sợi vải.
Sợi modal mỏng, nhẹ nhưng bền bỉ chắc chắn
Sợi modal mỏng, nhẹ nhưng bền bỉ chắc chắn

4. Thành phẩm và xử lý hoàn thiện sợi:

  • Sợi được ngâm trong axit sunfuric, kéo căng, tạo thành sợi.
  • Sợi được giặt, tẩy trắng, xả, sấy khô, cuộn thành ống.
  • Sợi modal có thể được xử lý chống co ngót, cháy, nhăn… trước khi dệt thành vải.

Đặc tính của vải modal có gì vượt trội?

Modal được coi là một loại vải sang trọng và thường được pha trộn với các loại sợi vải khác để mang lại cảm giác cao cấp với độ nhẹ và mềm mại.

Modal là loại vải thân thiện với môi trường
Modal là loại vải thân thiện với môi trường

Ưu điểm

  • Co giãn: Làm cho áo thun và quần áo thể thao thoải mái và linh hoạt.
  • Mềm mại: Tạo cảm giác mềm mại đặc biệt, lý tưởng sản xuất chăn ga đệm và đồ ngủ.
  • Thoáng khí: Thiết kế dệt thoáng khí, phù hợp với quần áo thể thao và hàng ngày.
  • Thấm hút nước: Hấp thụ nước tốt hơn 50% so với cotton, giữ cho cơ thể khô ráo.
  • Bền: Sợi dài và cấu trúc dệt chặt, đảm bảo độ bền và tuổi thọ của sản phẩm.
  • Độ rũ đẹp mắt: Độ rũ nhẹ tạo vẻ đẹp như lụa, phù hợp cho quần áo và trang trí.
  • Thân thiện với môi trường: Xuất phát từ cây tái sinh, sản xuất ít hóa chất, giảm ảnh hưởng đến môi trường.
  • Giữ màu tốt: Hấp thụ màu nhuộm ổn định và không bị phai màu sau mỗi lần giặt.
  • Không có gót: Giữ hình dạng và kích thước sau nhiều lần giặt.
  • Khả năng phân hủy sinh học: Hoàn toàn có thể phân hủy mà không gây hại cho môi trường.
  • Không nhăn: Chống nhăn, giữ độ mịn màng tốt.
Modal được đánh giá là hấp thụ nước hơn 50% so với vải cotton
Modal được đánh giá là hấp thụ nước hơn 50% so với vải cotton

Nhược điểm

  • Dày: Có thể tạo cảm giác khó chịu do độ dày của vải, nhất là khi mặc nhiều lớp.
  • Giá cao: Do sản xuất từ cây lâu năm và công nghệ hiện đại, giá thành cao hơn nhiều loại vải khác.
  • Không ấm: Thích hợp cho mùa hè, thu vì khả năng giữ nhiệt thấp, không phù hợp cho mùa lạnh.
  • Xù lông: Sau thời gian sử dụng, vải modal có thể xù lông, mất thẩm mỹ, cần kết hợp với chất liệu khác để tăng độ bền.
  • Hạn chế sản xuất: Do nguyên liệu là gỗ sồi lâu năm, sản xuất có thể bị hạn chế để bảo vệ môi trường.

Ứng dụng của vải modal

Vải modal là loại vải bán tổng hợp được làm từ bột gỗ sồi, mang lại sự mềm mại, thoáng khí và thấm hút tốt. modal được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo (đồ lót, đồ ngủ, áo thun, váy đầm), đồ dùng gia đình (ga trải giường, khăn tắm, khăn trải bàn, rèm cửa) và nhiều phụ kiện khác như tất, khăn quàng cổ, găng tay.

Vải modal được sử dụng để may đồ trẻ em, ga gối đệm, đồ lót, đồ ngủ,...
Vải modal được sử dụng để may đồ trẻ em, ga gối đệm, đồ lót, đồ ngủ,…

Sự khác biệt giữa modal và viscose

Modal là một loại “rayon có độ đàn hồi ướt cao”, nghĩa là nó là một loại rayon bền hơn khi ướt và không bị mất form dáng, điều này không đúng với viscose. Quy trình sản xuất modal gần giống hệt với viscose, nhưng sợi modal được xử lý nhiều hơn, giúp sản phẩm cuối cùng bền hơn, nhẹ hơn và thoáng khí hơn. modal cũng thân thiện với môi trường hơn viscose vì sử dụng ít natri hydroxit (NaOH) hơn.

Modal và viscose
Modal có nhiều ưu điểm và thân thiện với môi trường hơn Viscose

Sự khác biệt giữa modal và lyocell

Modal cũng rất giống với lyocell, một loại rayon hoàn toàn hữu cơ. Cả hai đều là những ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu vải sang trọng.

Lyocell thậm chí còn thân thiện với môi trường hơn modal vì nó được sản xuất bằng cách sử dụng dung dịch hữu cơ thay thế natri hydroxit được sử dụng trong modal. Lyocell có thể được làm từ nhiều loại cây khác nhau, bao gồm cả sồi và bạch đàn.

Tìm hiểu: vải Lyocell là gì?

Lycocell và modal
Lycocell thậm chí còn thân thiện môi trường hơn Modal

Vải modal và vải cotton, bamboo

Vải Modal, Cotton, và Bamboo là ba loại chất liệu vải phổ biến, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và được sử dụng nhiều tại Việt Nam.

Như đã trình bày trên vải modal được sản xuất cây sồi. Còn vải cotton thì sản xuất từ sợi bông, vải bamboo được sản từ từ sợi cây tre. Dưới đây là bảng so sánh cho bạn dễ nhận biết:

Tính chất Vải Bamboo Vải Cotton Vải Modal
Chất liệu Sợi tre Sợi bông Sợi gỗ sồi (Beech) tái tạo
Mềm mại Mềm mại, mịn màng Mềm mại, hơi thô Mềm mại, mịn màng, mát mẻ
Thấm hút mồ hôi Tốt Tốt Khá tốt
Kháng khuẩn Tốt Không tốt Tốt
Co giãn Ít Tốt Tốt
Nhăn Dễ Dễ Ít
Bền màu Tốt Tốt Tốt
Thân thiện môi trường Tốt Khá tốt Tốt
Giá thành Cao Trung bình Cao

Giá vải modal là bao nhiêu?

Giá mua bán vải modal có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng của vải, nguồn gốc, thời điểm,…

Nhìn chung giá vải modal 95% modal và 5% spandex sợi 40s, khổ vải 170cm có mức giá:

  • Giá vải modal sỉ khoảng 100.000 VNĐ/M.
  • Gia vải modal lẻ 170.000 – 200.000 VNĐ/M.

Địa chỉ cung cấp các loại vải may mặc uy tín

Bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp vải may mặc chất lượng cao, đa dạng mẫu mã và giá cả cạnh tranh?

Dệt Kim Kiến Hòa tự hào là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vải dệt kim tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng:

  • Vải dệt kim chất lượng cao, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất.
  • Hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi xuất xưởng.
  • Đa dạng về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
  • Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất, liên tục sáng tạo và phát triển những mẫu mã độc đáo, bắt kịp thị hiếu thị trường.
  • Cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn, thiết kế, sản xuất đến giao hàng tận nơi.
  • Thiết kế đơn hàng theo yêu cầu.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0937 887 388.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0937 887 388
0937 887 388